Món sò huyết sốt me ăn chua chua, cay cay, ngọt ngọt cùng với vị đậm đà rất đặc trưng của biển.
Hãy thử nhé, đảm bảo mọi người sẽ rất mê.

Nguyên liệu:

-    Sò huyết: 500gr
-    Me: 1 quả to
-    Dừa: 50gr
-    Ớt chuông: 1/4 quả
-    Nước: 200 ml
-    Đường, gừng, rau mùi, tỏi, dầu ăn, mắm

Cách làm:
Bước 1: Sò huyết rửa sạch để ráo nước. Me luộc với nước cho mềm, bóc vỏ, bỏ vào một cái bát. Dừa bào sợi. Ớt chuông, gừng thái chỉ. Rau mùi thái nhỏ. Tỏi băm nhỏ.
Bước 2: Dằm nát me cùng với 200ml nước, hai thìa đường, một chút mắm, vài lát ớt (nên pha mắm nhạt hơn bình thường một chút vì bản thân sò đã có vị mặn. Tùy theo khẩu vị ăn chua, cay mà cho lượng me và ớt nhiều hay ít)
Bước 3: Phi thơm tỏi, đổ bát mắm chua ngọt vào (nếu thích nước sốt sánh hãy cho vào 1 thìa bột năng cùng lúc với bát mắm chua ngọt)
Bước 4: Quấy đều tay cho đến khi nước sốt sánh lại. Cho sò huyết, dừa, gừng, ớt chuông vào đảo đều vài cái.
Bước 5: Lấy tay thử tách nắp một con sò nếu tách được dễ dàng thì cho rau mùi vào đảo đều rồi tắt bếp.
Bước 6:  Xúc sò ra đĩa ăn nóng, chấm sò với chính nước sốt của nó.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng nhé!
Theo Eva

Sò huyết sốt me thơm ngon đặc biệt

Món sò huyết sốt me ăn chua chua, cay cay, ngọt ngọt cùng với vị đậm đà rất đặc trưng của biển.
Hãy thử nhé, đảm bảo mọi người sẽ rất mê.

Nguyên liệu:

-    Sò huyết: 500gr
-    Me: 1 quả to
-    Dừa: 50gr
-    Ớt chuông: 1/4 quả
-    Nước: 200 ml
-    Đường, gừng, rau mùi, tỏi, dầu ăn, mắm

Cách làm:
Bước 1: Sò huyết rửa sạch để ráo nước. Me luộc với nước cho mềm, bóc vỏ, bỏ vào một cái bát. Dừa bào sợi. Ớt chuông, gừng thái chỉ. Rau mùi thái nhỏ. Tỏi băm nhỏ.
Bước 2: Dằm nát me cùng với 200ml nước, hai thìa đường, một chút mắm, vài lát ớt (nên pha mắm nhạt hơn bình thường một chút vì bản thân sò đã có vị mặn. Tùy theo khẩu vị ăn chua, cay mà cho lượng me và ớt nhiều hay ít)
Bước 3: Phi thơm tỏi, đổ bát mắm chua ngọt vào (nếu thích nước sốt sánh hãy cho vào 1 thìa bột năng cùng lúc với bát mắm chua ngọt)
Bước 4: Quấy đều tay cho đến khi nước sốt sánh lại. Cho sò huyết, dừa, gừng, ớt chuông vào đảo đều vài cái.
Bước 5: Lấy tay thử tách nắp một con sò nếu tách được dễ dàng thì cho rau mùi vào đảo đều rồi tắt bếp.
Bước 6:  Xúc sò ra đĩa ăn nóng, chấm sò với chính nước sốt của nó.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng nhé!
Theo Eva
Đọc thêm..
Đỗ đen có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, dưỡng thai, thường xuyên ăn trong thời gian mang thai có tác dụng tốt cho cơ thể.
Công dụng của đỗ đen
Đỗ đen (đậu đen) là một vị thuốc - thức ăn quen thuộc có giá trị dinh dưỡng cao. Trong đó có chứa hàm lượng cao protein 24,4 g%, lipid 1,7 g%, glucid 53,3 g%. Hàm lượng các axit amin cần thiết cũng như các acid béo chưa no cần thiết rất lớn với đầy đủ các loại.

Các vitamin giàu có trong đậu đen như vitamin A 5mg, B1 0,5mg, B2 0,21mg, PP 1,8mg, C 8mg. Nhiều khoáng chất, đặc biệt Ca 56 mg%, P 354 mg%, Fe 1,6 mg%...
Đậu đen cũng là thực phẩm chứa ít chất béo nhưng lại giàu protein giúp thỏa mãn cơn đói, tăng cường năng lượng cho cơ thể mà vẫn có dáng chuẩn. Folate và vitamin B là hai loại vitamin, khoáng chất bổ dưỡng rất tốt cho thai phụ vì nó củng cố sự phát triển của bộ não trẻ và dây thần kinh xương sống, chúng có hàm lượng lớn trong đỗ đen.

Theo Y học cổ truyền, đậu đen có vị ngọt nhạt, tính bình, mát. Có tác dụng bổ huyết, trừ phong, thanh thấp nhiệt, hạ khí, lợi tiểu, giải độc, tiêu khát. Bổ can, thận. Riêng đạm của đậu đen có vị đắng nhạt, tính hàn, có tác dụng giải trừ phiền nhiệt.
Folate và vitamin B trong đậu đen là hai loại vitamin, khoáng chất
bổ dưỡng rất tốt cho thai phụ.
Trong cuộc sống thường nhật, đậu đen thường được nấu chè ăn cho thanh nhiệt, giải cảm của những ngày nắng nóng, người bứt rứt, nhức đầu, khó chịu. Đậu đen cũng rất tốt cho phụ nữ mang thai, người bệnh gan, thận hư yếu, thiếu máu, sốt rét.

Phụ nữ mang thai không nên bỏ qua đậu đen đặc biệt trong những ngày hè nóng nực. Món ăn phổ biến nhất với đậu đen là chè. Bạn có thể nấu món chè này thiết đãi cả nhà trong những ngày mùa hè vì nó rất mát và tốt cho cơ thể.

Bí quyết nấu chè đỗ đen ngon

Bí quyết đầu tiên để có nồi chè đỗ đen thơm ngon hấp dẫn là phải chọn đỗ đen hạt đều, vỏ mỏng, có màu đen óng. Khi mua đỗ đen không nên lựa hạt to, màu vỏ nhợt nhạt hay rổ đỗ đen hạt không đều.

Đừng vội cho rằng nấu chè có gì mà khó, chỉ cần ninh đậu mềm, cho đường, đun kỹ đến khi tan là xong. Tuy nhiên, để hạt đậu không nát nhừ hay lòng đậu cũng có vị ngọt lại cần có bí kíp riêng.
Chè đỗ đen ngon mát rất phù hợp cho ngày hè nóng nực.
Trước tiên, phải rửa đậu khoảng hai lần, sau đó ngâm đậu, vớt bỏ những hạt nổi lên trên. Tiếp đến cho đậu vào nồi, để lửa to, rang đậu khoảng chừng 10 phút cho đến khi bề mặt ngoài hơi nhăn lại, lúc này bạn mới cho nước. Đây là bí quyết nước chè đen sánh, đỗ nhanh nhừ.
Nếu có nồi áp suất, hãy tận dụng để tiết kiệm thời gian, nếu không hãy đun trên bếp với lửa vừa phải. Khi hạt đậu mềm, chắt nước ra để riêng rồi trút đường vào đậu. Với 1kg đậu cần khoảng 600g đường hoa mai.
Ướp đậu với đường chừng nửa giờ rồi cho lên bếp sên với lửa nhỏ, thỉnh thoảng dùng đũa khuấy nhẹ để đậu ngấm kỹ đường và không cháy. Tiếp tục đun chừng 15 nữa, sau đó mới trút nước đậu vào. Có thể thêm nước và đường tùy thích.

Trời nóng, ăn một cốc chè đỗ đen mềm, bùi bùi, ngọt thoang thoảng cùng với ít thạch đen, nước cốt dừa hay dừa sợi sẽ xua tan hết mọi oi bức, ngột ngạt.

Theo eva


Chè đỗ đen giải nhiệt cho mẹ bầu

Đỗ đen có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, dưỡng thai, thường xuyên ăn trong thời gian mang thai có tác dụng tốt cho cơ thể.
Công dụng của đỗ đen
Đỗ đen (đậu đen) là một vị thuốc - thức ăn quen thuộc có giá trị dinh dưỡng cao. Trong đó có chứa hàm lượng cao protein 24,4 g%, lipid 1,7 g%, glucid 53,3 g%. Hàm lượng các axit amin cần thiết cũng như các acid béo chưa no cần thiết rất lớn với đầy đủ các loại.

Các vitamin giàu có trong đậu đen như vitamin A 5mg, B1 0,5mg, B2 0,21mg, PP 1,8mg, C 8mg. Nhiều khoáng chất, đặc biệt Ca 56 mg%, P 354 mg%, Fe 1,6 mg%...
Đậu đen cũng là thực phẩm chứa ít chất béo nhưng lại giàu protein giúp thỏa mãn cơn đói, tăng cường năng lượng cho cơ thể mà vẫn có dáng chuẩn. Folate và vitamin B là hai loại vitamin, khoáng chất bổ dưỡng rất tốt cho thai phụ vì nó củng cố sự phát triển của bộ não trẻ và dây thần kinh xương sống, chúng có hàm lượng lớn trong đỗ đen.

Theo Y học cổ truyền, đậu đen có vị ngọt nhạt, tính bình, mát. Có tác dụng bổ huyết, trừ phong, thanh thấp nhiệt, hạ khí, lợi tiểu, giải độc, tiêu khát. Bổ can, thận. Riêng đạm của đậu đen có vị đắng nhạt, tính hàn, có tác dụng giải trừ phiền nhiệt.
Folate và vitamin B trong đậu đen là hai loại vitamin, khoáng chất
bổ dưỡng rất tốt cho thai phụ.
Trong cuộc sống thường nhật, đậu đen thường được nấu chè ăn cho thanh nhiệt, giải cảm của những ngày nắng nóng, người bứt rứt, nhức đầu, khó chịu. Đậu đen cũng rất tốt cho phụ nữ mang thai, người bệnh gan, thận hư yếu, thiếu máu, sốt rét.

Phụ nữ mang thai không nên bỏ qua đậu đen đặc biệt trong những ngày hè nóng nực. Món ăn phổ biến nhất với đậu đen là chè. Bạn có thể nấu món chè này thiết đãi cả nhà trong những ngày mùa hè vì nó rất mát và tốt cho cơ thể.

Bí quyết nấu chè đỗ đen ngon

Bí quyết đầu tiên để có nồi chè đỗ đen thơm ngon hấp dẫn là phải chọn đỗ đen hạt đều, vỏ mỏng, có màu đen óng. Khi mua đỗ đen không nên lựa hạt to, màu vỏ nhợt nhạt hay rổ đỗ đen hạt không đều.

Đừng vội cho rằng nấu chè có gì mà khó, chỉ cần ninh đậu mềm, cho đường, đun kỹ đến khi tan là xong. Tuy nhiên, để hạt đậu không nát nhừ hay lòng đậu cũng có vị ngọt lại cần có bí kíp riêng.
Chè đỗ đen ngon mát rất phù hợp cho ngày hè nóng nực.
Trước tiên, phải rửa đậu khoảng hai lần, sau đó ngâm đậu, vớt bỏ những hạt nổi lên trên. Tiếp đến cho đậu vào nồi, để lửa to, rang đậu khoảng chừng 10 phút cho đến khi bề mặt ngoài hơi nhăn lại, lúc này bạn mới cho nước. Đây là bí quyết nước chè đen sánh, đỗ nhanh nhừ.
Nếu có nồi áp suất, hãy tận dụng để tiết kiệm thời gian, nếu không hãy đun trên bếp với lửa vừa phải. Khi hạt đậu mềm, chắt nước ra để riêng rồi trút đường vào đậu. Với 1kg đậu cần khoảng 600g đường hoa mai.
Ướp đậu với đường chừng nửa giờ rồi cho lên bếp sên với lửa nhỏ, thỉnh thoảng dùng đũa khuấy nhẹ để đậu ngấm kỹ đường và không cháy. Tiếp tục đun chừng 15 nữa, sau đó mới trút nước đậu vào. Có thể thêm nước và đường tùy thích.

Trời nóng, ăn một cốc chè đỗ đen mềm, bùi bùi, ngọt thoang thoảng cùng với ít thạch đen, nước cốt dừa hay dừa sợi sẽ xua tan hết mọi oi bức, ngột ngạt.

Theo eva


Đọc thêm..
Món canh cua khoai sọ rau rút có vị ngọt, thơm mát rất hợp cho bữa cơm gia đình trong những ngày hè nóng nực. 
Canh cua khoai sọ ăn rất vào và cũng rất đưa cơm, cùng thưởng thức và cảm nhận các bạn nhé.

Nguyên liệu:


-    Cua đồng: 200gr
-    Khoai sọ: 300gr
-    Rau rút: vài ngọn
-    Rau muống: vài ngọn
-    Rau ngổ hương: vài ngọn

Cách làm:
Bước 1: Rau muống nhặt, rửa sạch vặn thành từng đoạn dài 3- 4cm. Rau rút nhặt bỏ lông, lấy ngọn, lá và phần thân non bẻ thành từng đoạn dài 3- 4cm. Khoai sọ rửa sạch đất cát, gọt vỏ, bổ thành từng miếng nhỏ, ngâm vào âu nước. Ngổ hương thái nhỏ.
Bước 2: Cua làm sạch bằng cách thả vào chậu nước, lấy một cái rổ đặt nghiêng lên trên cua rồi xoay theo vòng tròn, đổ cua ra rổ cho nước bẩn chảy đi. Lặp lại động tác trên vài lần để làm sạch hết chất bẩn bám trên thân cua. Cua tách mai, bỏ yếm, lấy đầu đũa khêu gạch ở mai cho ra một cái bát. Thân cua giã (xay) nhỏ (không có cối, máy xay thì có thể nhờ người bán cua làm giúp), cho lượng nước vừa đủ ăn vào lọc lấy thịt cua qua một cái rây (hoặc rá).
Bước 3: Cho một chút muối vào nồi nước cua, dùng đũa quấy cho tan muối.
Bước 4: Đặt nồi nước cua lên bếp, đun ở mức lửa vừa, dùng đũa quấy đều khi thấy mặt nước gạch cua bắt đầu nổi lăn tăn thì dừng (dùng đũa quấy để gạch cua không bị lắng xuống đáy nồi)
Bước 5: Đun đến khi nước sôi, gạch cua nổi lên mặt nồi bám thành tảng. Dùng muôi thủng hớt gạch cua ra một cái đĩa rồi thả khoai sọ vào nồi nước ninh nhừ.
Bước 6: Khoai sọ ninh đến khi chín bở thì thả rau muống, rau rút vào.
Bước 7: Rau chín, cho ngổ hương vào, nêm một chút hạt nêm vừa ăn, tắt bếp.
Bước 8: Múc canh ra bát tô, trút gạch cua lên trên và thưởng thức.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món canh cua khoai sọ nhé! 

Theo eva

Mát ruột với canh cua khoai sọ rau rút

Món canh cua khoai sọ rau rút có vị ngọt, thơm mát rất hợp cho bữa cơm gia đình trong những ngày hè nóng nực. 
Canh cua khoai sọ ăn rất vào và cũng rất đưa cơm, cùng thưởng thức và cảm nhận các bạn nhé.

Nguyên liệu:


-    Cua đồng: 200gr
-    Khoai sọ: 300gr
-    Rau rút: vài ngọn
-    Rau muống: vài ngọn
-    Rau ngổ hương: vài ngọn

Cách làm:
Bước 1: Rau muống nhặt, rửa sạch vặn thành từng đoạn dài 3- 4cm. Rau rút nhặt bỏ lông, lấy ngọn, lá và phần thân non bẻ thành từng đoạn dài 3- 4cm. Khoai sọ rửa sạch đất cát, gọt vỏ, bổ thành từng miếng nhỏ, ngâm vào âu nước. Ngổ hương thái nhỏ.
Bước 2: Cua làm sạch bằng cách thả vào chậu nước, lấy một cái rổ đặt nghiêng lên trên cua rồi xoay theo vòng tròn, đổ cua ra rổ cho nước bẩn chảy đi. Lặp lại động tác trên vài lần để làm sạch hết chất bẩn bám trên thân cua. Cua tách mai, bỏ yếm, lấy đầu đũa khêu gạch ở mai cho ra một cái bát. Thân cua giã (xay) nhỏ (không có cối, máy xay thì có thể nhờ người bán cua làm giúp), cho lượng nước vừa đủ ăn vào lọc lấy thịt cua qua một cái rây (hoặc rá).
Bước 3: Cho một chút muối vào nồi nước cua, dùng đũa quấy cho tan muối.
Bước 4: Đặt nồi nước cua lên bếp, đun ở mức lửa vừa, dùng đũa quấy đều khi thấy mặt nước gạch cua bắt đầu nổi lăn tăn thì dừng (dùng đũa quấy để gạch cua không bị lắng xuống đáy nồi)
Bước 5: Đun đến khi nước sôi, gạch cua nổi lên mặt nồi bám thành tảng. Dùng muôi thủng hớt gạch cua ra một cái đĩa rồi thả khoai sọ vào nồi nước ninh nhừ.
Bước 6: Khoai sọ ninh đến khi chín bở thì thả rau muống, rau rút vào.
Bước 7: Rau chín, cho ngổ hương vào, nêm một chút hạt nêm vừa ăn, tắt bếp.
Bước 8: Múc canh ra bát tô, trút gạch cua lên trên và thưởng thức.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món canh cua khoai sọ nhé! 

Theo eva

Đọc thêm..
Bún chả, bánh đa cua, miến lươn... là những món ăn mang hương vị am thuc Bắc được nhiều người Sài Gòn ưa thích.
Theo chân những người con xa xứ vào Sài Gòn lập nghiệp, các món ăn của đất Bắc đã góp phần làm phong phú thêm bức tranh ẩm thực ở thành phố mang tên Bác. Có thể kể ra đây một vài món ăn nổi tiếng được nhiều người ưa thích như phở, bún chả, miến lươn, bánh cuốn...

1. Phở
Phở là món ăn nổi tiếng từ Bắc vô Nam và được nhiều người ưa thích. Quán phở nhiều đến mức bạn có thể thưởng thức món này trên bất kỳ con đường nào ở Sài Gòn. Không giữ nguyên vẹn bản sắc, phở đã được biến tấu cho phù hợp với thói quen ẩm thực của người miền Nam.

Một bát phở thơm ngon với rất nhiều nguyên liệu đi kèm như phở tái, nạm, gân, gầu... cùng đĩa rau xanh mướt với húng quế, ngò gai, ngò om, húng thơm, giá... Ở Sài Gòn có rất nhiều quán phở nổi tiếng nhiều người biết đến như phở Lệ (quận 5), phở Mộc (quận Thủ Đức), phở 2000 (quận 1)....

2. Miến lươn
Không nổi tiếng như món phở, nhưng miến lươn vẫn là món ăn ngon được nhiều người Sài Gòn ưa thích. Món ăn đúng như tên gọi, chỉ bao gồm miến và lươn. Lươn được chiên giòn, có kích thước lớn hơn đầu đũa một tí. Khi ăn món này bạn có thể thưởng thức miến lươn trộn và miến lươn nước. Miến lươn trộn tương tự như món hủ tiếu khô của người miền Nam. Những sợi miến được chần qua nước sôi, được trộn đều với gia vị, cho lên trên một ít lươn chiên giòn, ăn kèm với các loại rau: kinh giới, tía tô, húng thơm... cùng tương ớt Bắc và một bát nước dùng.

Miến lươn nước là món ăn được nhiều người ưa thích, vì nó thể hiện được hết cái thơm ngon, tinh túy của món ăn. Ngoài thành phần miến và lươn thì nước dùng của món ăn này luôn được đánh giá rất cao. Nước dùng trong, không có mỡ, lại có vị ngọt thanh rất đặc biệt. Bát miến lươn nóng hổi, thích hợp trong những ngày mưa, tuy nhiên vì thịt lươn có tính hàn nên đây còn là món ăn giải nhiệt rất tốt trong những ngày nắng nóng.

Địa chỉ: 220 Nguyễn Xí, phường 26, quận Bình Thạnh, TP HCM. Mỗi bát miến lươn ở đây có giá 30.000 đồng. Quán bán từ 6h đến 12h và từ 16h đến khuya.

3. Bún thang
Tuy không phổ biến như các loại bún, miến, phở khác của Hà Nội ở Sài Gòn nhưng bún thang cũng là một món ngon được nhiều người yêu thích. Với những người sành ăn, bún thang là sự hòa trộn của vị, sắc và hương. Ăn bún thang một lần rồi sẽ nhớ mãi, nhớ bát bún nhiều màu sắc, nhớ vị cay nồng của ớt, tỏi, vị ngọt của xương trong nước dùng. Đó còn là mùi thơm ngào ngạt của bát nước dùng bốc khói nghi ngút hấp dẫn người ăn… Vì lẽ đó, món bún thang đã trở thành một món ngon đặc sản Hà thành hấp dẫn thực khách.

Ở Sài Gòn, bạn có thể thưởng thức món bún hấp dẫn này tại quán Hà Thành, số 2 Phan Xích Long, quận Phú Nhuận, quán Thanh Thảo, 176/13 Lý Tự Trọng, quận 1 hoặc quán Chiều Hà Nội, 175 Phạm Văn Hai, quận Tân Bình. Mỗi bát bún thang có giá từ 30.000 đồng.

4. Bún chả
Bún chả là món ăn nổi tiếng của Hà Nội, mỗi khi nghe nhắc đến bún chả Hà Nội, người ta sẽ hình dung ra một món ăn đậm đà với các nguyên liệu quen thuộc như bún, thịt nướng, chả và nem. Bát bún chả hấp dẫn, thơm mùi quyến rũ của thịt và chả được nướng vừa chín tới. Nước mắm được pha vừa ăn, có vị béo của thịt, những lát đu đủ xanh, cà rốt đỏ ăn kèm có độ giòn, mềm cho bạn cảm giác ngon miệng.

Bún chả Hà Nội thường ăn kèm với các loại rau sống mang đậm hương vị của xứ Bắc như: xà lách, kinh giới, húng quế… các loại rau này khi ăn kèm với bún chả cho bạn cảm giác ngon miệng và đỡ ngấy hơn.

Có rất nhiều quán bún chả nổi tiếng ở Sài Gòn như: bún chả đường Phạm Văn Hai (quận Tân Bình), khu sân bay đường Hồng Hà (quận Tân Bình), quán lề đường Nguyễn Văn Thủ (quận 1)...

5. Bánh đa cua
Bánh đa cua là món ăn nổi tiếng của Hải Phòng được nhiều người Sài Gòn ưa thích. Là một món ăn bình dân, bánh đa cua được làm từ những nguyên liệu bình dị nơi vùng quê như: cua đồng, bánh đa, rau muống, rau nhút… và hương vị đặc trưng đã làm nên thương hiệu cho món ngon của đất Cảng.

Nguyên liệu không có gì đặc biệt, nhưng điểm khác biệt làm nên sức hấp dẫn cho món ăn là nước dùng, nước dùng không trong, có màu hơi đục, khi ăn có vị ngọt thanh và dậy mùi cua. Bát bánh đa cua thơm ngon nhiều màu sắc, nào là màu nâu của bánh đa, màu vàng nâu của gạch cua, màu xanh của rau muống, rau nhút, màu vàng của hành phi… Tất cả hòa lẫn trong cái ngọt thanh, thơm vị cua của nước dùng tạo thành một món ăn hấp dẫn mà ai đã ăn một lần thì không thể quên được.

Địa chỉ: Bánh đa cua Hải Phòng, 12M đường Hát Giang, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM.

6. Bánh cuốn
Khác với bánh ướt không có nhân của người miền Trung, những chiếc bánh cuốn đất Bắc hấp dẫn người Sài Gòn với nhân thịt cùng nấm hương, mộc nhĩ đậm đà. Khi mang ra cho thực khách vẫn còn bốc khói, thêm một ít rau, nước chấm và vài lát chả quế là bạn đã có một bữa sáng ngon miệng.

Nguyên liệu cơ bản để làm món bánh cuốn gồm bột gạo, thịt nạc, nấm hương, mộc nhĩ và một ít hành phi. Sau khi được làm chín trên nồi hấp, bánh được cuốn lại với nhân thịt, nấm hương, mộc nhĩ đã được xào chín. Người thợ làm bánh dùng thanh tre chia đều bánh thành từng phần vừa ăn.

Những chiếc bánh cuốn nóng hổi được sắp lên đĩa, thêm một ít rau, hành phi, lát chả quế, miếng bánh tôm cùng một chén nước chấm là đã có một món ăn hấp dẫn và ngon miệng.

Địa chỉ: Bánh cuốn Thiên Hương - 179A, đường 3/2, phường 11, quận 10, TP HCM.

Những món Bắc nổi tiếng ở Sài Gòn

Bún chả, bánh đa cua, miến lươn... là những món ăn mang hương vị am thuc Bắc được nhiều người Sài Gòn ưa thích.
Theo chân những người con xa xứ vào Sài Gòn lập nghiệp, các món ăn của đất Bắc đã góp phần làm phong phú thêm bức tranh ẩm thực ở thành phố mang tên Bác. Có thể kể ra đây một vài món ăn nổi tiếng được nhiều người ưa thích như phở, bún chả, miến lươn, bánh cuốn...

1. Phở
Phở là món ăn nổi tiếng từ Bắc vô Nam và được nhiều người ưa thích. Quán phở nhiều đến mức bạn có thể thưởng thức món này trên bất kỳ con đường nào ở Sài Gòn. Không giữ nguyên vẹn bản sắc, phở đã được biến tấu cho phù hợp với thói quen ẩm thực của người miền Nam.

Một bát phở thơm ngon với rất nhiều nguyên liệu đi kèm như phở tái, nạm, gân, gầu... cùng đĩa rau xanh mướt với húng quế, ngò gai, ngò om, húng thơm, giá... Ở Sài Gòn có rất nhiều quán phở nổi tiếng nhiều người biết đến như phở Lệ (quận 5), phở Mộc (quận Thủ Đức), phở 2000 (quận 1)....

2. Miến lươn
Không nổi tiếng như món phở, nhưng miến lươn vẫn là món ăn ngon được nhiều người Sài Gòn ưa thích. Món ăn đúng như tên gọi, chỉ bao gồm miến và lươn. Lươn được chiên giòn, có kích thước lớn hơn đầu đũa một tí. Khi ăn món này bạn có thể thưởng thức miến lươn trộn và miến lươn nước. Miến lươn trộn tương tự như món hủ tiếu khô của người miền Nam. Những sợi miến được chần qua nước sôi, được trộn đều với gia vị, cho lên trên một ít lươn chiên giòn, ăn kèm với các loại rau: kinh giới, tía tô, húng thơm... cùng tương ớt Bắc và một bát nước dùng.

Miến lươn nước là món ăn được nhiều người ưa thích, vì nó thể hiện được hết cái thơm ngon, tinh túy của món ăn. Ngoài thành phần miến và lươn thì nước dùng của món ăn này luôn được đánh giá rất cao. Nước dùng trong, không có mỡ, lại có vị ngọt thanh rất đặc biệt. Bát miến lươn nóng hổi, thích hợp trong những ngày mưa, tuy nhiên vì thịt lươn có tính hàn nên đây còn là món ăn giải nhiệt rất tốt trong những ngày nắng nóng.

Địa chỉ: 220 Nguyễn Xí, phường 26, quận Bình Thạnh, TP HCM. Mỗi bát miến lươn ở đây có giá 30.000 đồng. Quán bán từ 6h đến 12h và từ 16h đến khuya.

3. Bún thang
Tuy không phổ biến như các loại bún, miến, phở khác của Hà Nội ở Sài Gòn nhưng bún thang cũng là một món ngon được nhiều người yêu thích. Với những người sành ăn, bún thang là sự hòa trộn của vị, sắc và hương. Ăn bún thang một lần rồi sẽ nhớ mãi, nhớ bát bún nhiều màu sắc, nhớ vị cay nồng của ớt, tỏi, vị ngọt của xương trong nước dùng. Đó còn là mùi thơm ngào ngạt của bát nước dùng bốc khói nghi ngút hấp dẫn người ăn… Vì lẽ đó, món bún thang đã trở thành một món ngon đặc sản Hà thành hấp dẫn thực khách.

Ở Sài Gòn, bạn có thể thưởng thức món bún hấp dẫn này tại quán Hà Thành, số 2 Phan Xích Long, quận Phú Nhuận, quán Thanh Thảo, 176/13 Lý Tự Trọng, quận 1 hoặc quán Chiều Hà Nội, 175 Phạm Văn Hai, quận Tân Bình. Mỗi bát bún thang có giá từ 30.000 đồng.

4. Bún chả
Bún chả là món ăn nổi tiếng của Hà Nội, mỗi khi nghe nhắc đến bún chả Hà Nội, người ta sẽ hình dung ra một món ăn đậm đà với các nguyên liệu quen thuộc như bún, thịt nướng, chả và nem. Bát bún chả hấp dẫn, thơm mùi quyến rũ của thịt và chả được nướng vừa chín tới. Nước mắm được pha vừa ăn, có vị béo của thịt, những lát đu đủ xanh, cà rốt đỏ ăn kèm có độ giòn, mềm cho bạn cảm giác ngon miệng.

Bún chả Hà Nội thường ăn kèm với các loại rau sống mang đậm hương vị của xứ Bắc như: xà lách, kinh giới, húng quế… các loại rau này khi ăn kèm với bún chả cho bạn cảm giác ngon miệng và đỡ ngấy hơn.

Có rất nhiều quán bún chả nổi tiếng ở Sài Gòn như: bún chả đường Phạm Văn Hai (quận Tân Bình), khu sân bay đường Hồng Hà (quận Tân Bình), quán lề đường Nguyễn Văn Thủ (quận 1)...

5. Bánh đa cua
Bánh đa cua là món ăn nổi tiếng của Hải Phòng được nhiều người Sài Gòn ưa thích. Là một món ăn bình dân, bánh đa cua được làm từ những nguyên liệu bình dị nơi vùng quê như: cua đồng, bánh đa, rau muống, rau nhút… và hương vị đặc trưng đã làm nên thương hiệu cho món ngon của đất Cảng.

Nguyên liệu không có gì đặc biệt, nhưng điểm khác biệt làm nên sức hấp dẫn cho món ăn là nước dùng, nước dùng không trong, có màu hơi đục, khi ăn có vị ngọt thanh và dậy mùi cua. Bát bánh đa cua thơm ngon nhiều màu sắc, nào là màu nâu của bánh đa, màu vàng nâu của gạch cua, màu xanh của rau muống, rau nhút, màu vàng của hành phi… Tất cả hòa lẫn trong cái ngọt thanh, thơm vị cua của nước dùng tạo thành một món ăn hấp dẫn mà ai đã ăn một lần thì không thể quên được.

Địa chỉ: Bánh đa cua Hải Phòng, 12M đường Hát Giang, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM.

6. Bánh cuốn
Khác với bánh ướt không có nhân của người miền Trung, những chiếc bánh cuốn đất Bắc hấp dẫn người Sài Gòn với nhân thịt cùng nấm hương, mộc nhĩ đậm đà. Khi mang ra cho thực khách vẫn còn bốc khói, thêm một ít rau, nước chấm và vài lát chả quế là bạn đã có một bữa sáng ngon miệng.

Nguyên liệu cơ bản để làm món bánh cuốn gồm bột gạo, thịt nạc, nấm hương, mộc nhĩ và một ít hành phi. Sau khi được làm chín trên nồi hấp, bánh được cuốn lại với nhân thịt, nấm hương, mộc nhĩ đã được xào chín. Người thợ làm bánh dùng thanh tre chia đều bánh thành từng phần vừa ăn.

Những chiếc bánh cuốn nóng hổi được sắp lên đĩa, thêm một ít rau, hành phi, lát chả quế, miếng bánh tôm cùng một chén nước chấm là đã có một món ăn hấp dẫn và ngon miệng.

Địa chỉ: Bánh cuốn Thiên Hương - 179A, đường 3/2, phường 11, quận 10, TP HCM.
Đọc thêm..
Trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu đừng nên bỏ qua 10 loại thực phẩm dồi dào chất dinh dưỡng dưới đây. 
Trứng
Thành phần dinh dưỡng: Cho dù đó là món chiên, luộc chín hay ốp-la thì trứng vẫn là nguồn thực phẩm cung cấp cho bạn dồi dào protein – rất cần thiết trươc khi sinh nở. Ngoài ra, trứng cũng dồi dào sắt, folate và choline.
Tại sao trứng tốt cho bà bầu?
Trứng là loại thực phẩm giá rẻ nhưng lại dồi dào dưỡng chất như protein, choline – rất quan trọng cho sự phát triển trí não của thai nhi và giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống. Tuy nhiên, để có được những lợi ích trên, mẹ bầu nên ăn trứng thường xuyên, 3-4 quả/tuần và phải ăn cả lòng đỏ lẫn lòng trắng vì choline có trong lòng đỏ trứng.
Khoai lang
Thành phần dinh dưỡng: Khoang lang chứa đầy đủ các chất xơ, vitamin B6, kali (thậm chí nhiều hơn trong chuối), vitamin C, sắt cũng như đồng và beta-carotene.
Tại sao khoai lang tốt cho bà bầu?
Khoai lang là nguồn thực phẩm dồi dào beta carotene – một chất chống oxy hóa mà  cơ thể chuyển đổi thành vitamin A. Và bạn có thể đã đọc qua rằng vitamin A đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển mắt, xương và da của em bé.
Bên cạnh đó, khoai lang cũng giúp bổ sung lượng sắt thiếu hụt trong cơ thể trong thời gian mang thai. Và loại thực phẩm này có chứa đồng – một khoáng chất giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Nhiều bằng chứng khoa học còn khẳng định, khoai lang giúp bà bầu giảm triệu chứng táo bón – căn bệnh phổ biến khi bầu bí. Bạn có thể thưởng thức khoai lang với những món ăn như nướng, chiên hoặc nghiền làm bánh.
Hạnh nhân
Thành phần dinh dưỡng: Hạnh nhân có chứa đầy đủ các chất béo lành mạnh bao gồm cả những chất tăng cường cho bộ não như omega-3, protein, chất xơ và một loạt các vitamin, khoáng chất. Thêm vào đó, cơ thể bạn cũng sẽ được bổ sung magie nếu ăn thường xuyên loại thực phẩm này.
Tại sao hạnh nhân tốt cho bà bầu?
Bổ sung magie trong thời gian mang thai sẽ giảm nguy cơ sinh non và giúp hệ thống thần kinh của thai nhi phát triển hoàn hảo.
Hạt đậu
Thành phần dinh dưỡng: Nếu bạn là người ăn chay hoặc không thích ăn thịt thì đậu và các sản phầm từ đậu là lựa chọn hoàn hảo. Đậu và đậu lăng là nguồn tuyệt vời của protein, sắt cũng như chất xơ, folate và canxi. Đặc biệt là đậu (đậu nướng) rất dồi dào kẽm.
Tại sao hạt đậu tốt cho bà bầu?
Đậu là nguồn thực phẩm tốt cho mẹ và bé  vì nó chứa các thành phần dinh dưỡng được tìm thấy trong các sản phẩm từ động vật. Đậu cũng rất giàu kẽm – một khoáng chất cần thiết giúp giảm nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân hoặc kéo dài việc chuyển dạ. Các thực phẩm chứa nhiều kẽm khác là thịt gà, sữa, ngũ cốc, hạt điều, đậu Hà Lan, cua và sò.
Thịt nạc
Thành phần dinh dưỡng: Thịt nạc là nguồn thực phẩm dồi dào protein. Ngoài ra, thịt bò và thịt nạc lợn còn chứa chất sắt và vitamin B – rất cần thiết cho bà bầu.
Tại sao thịt nạc tốt cho bà bầu?
Cơ thể của bạn cần nhiều hơn protein khi mang thai (cần thêm khoảng 25gram/ngày) để giúp thai nhi phát triển và mẹ bầu được khỏe mạnh. Bên cạnh đó, bà bầu cũng rất cần bổ sung sắt. Không cung cấp đủ khoáng chất này có thể làm giảm sự phát triển của bé và làm tăng nguy cơ sinh non, sinh thiếu cân. Bạn biết rằng, sắt rất quan trọng cho mẹ bầu để hình thành lên tế bào máu ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Trong thời gian mang thai, khối lượng máu trong cơ thể tăng lên (khoảng 27mg/ngày) vì vậy mẹ bầu cần bổ sung thịt nạc trong mỗi bữa ăn hàng ngày.
Ngoài ra, thịt nạc còn là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin B6 giúp cho mô và sự phát triển trí não của em bé đồng thời giảm tình trạng ốm nghén của mẹ; vitamin B12 giúp duy trì dây thần kinh khỏe mạnh.
Nước cam
Thành phần dinh dưỡng: Một ly nước cam mỗi ngày cung cấp cho bạn những dưỡng chất cần thiết như kali, axit folate, potassium và vitamin C.
Tại sao nước cam tốt cho bà bầu?
Bạn có thể đã nghe qua về vai trò của các loại khoáng chất axit folate và folic trong thời gian mang thai. Chất dinh dưỡng này rất cần thiết để ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh sớm trong thai kỳ và đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh sau này. Vì vậy đừng quên bổ sung khoảng 600 microgram mỗi ngày.
Kali có trong nước cam cũng rất tốt trong quá trình trao đổi chất và bổ sung sức khỏe tổng thể cho bạn. Ngoài ra, nước cam còn là nguồn thực phẩm dồi dào Vitamin C – có tác dụng chống cảm lạnh, giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn và giúp cho răng cũng như xương em bé khỏe mạnh. Bạn cũng có thể nhận được vitamin C từ súp lơ xanh, cà chua, dâu tây, ớt đỏ và một loạt các loại trái cây họ cam quýt.
Sữa chua
Thành phần dinh dưỡng: Sữa chua có chứa nguồn canxi nhiều hơn sữa bình thường và thêm một số chất dinh dưỡng khác như vitamin B, protein và kẽm.
Tại sao sữa chua tốt cho bà bầu?
Canxi rất cần thiết để giữ cho xương và răng của mẹ bầu cũng như em bé khỏe mạnh nhất. Bổ sung đầy đủ canxi trong chế độ ăn hàng ngày cũng giúp giảm nguy cơ sinh con nhẹ cân và sinh non. Nếu thiếu canxi trong thời gian mang thai, em bé sau này sẽ rất dễ bị loãng xương.
Bột yến mạch
Thành phần dinh dưỡng: Bột yến mạch có chứa đầy đủ protein, chất xơ và vitamin B6.
Tại sao bột yến mạch tốt cho bà bầu?
Hãy bắt đầu buổi sáng với bát cháo yến mạch hoặc các loại ngũ cốc giúp bổ sung năng lượng dồi dào cho bạn. Bên cạnh đó, bột yến mạch dồi dào chất xơ sẽ giúp giảm triệu chứng táo bón ở bà bầu. Đây chính là sự lựa chọn lý tưởng cho bữa sáng của mẹ bầu.
Rau lá xanh
Thành phần dinh dưỡng: Rau lá xanh có chứa đầy đủ các chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng cần thiết. Những loại rau lá xanh đậm nên có trong bữa ăn hàng ngày là rau bina, bông cải xanh, măng tây và cải xoăn.
Tại sao rau lá xanh tốt cho bà bầu?
Những chất dinh dưỡng này đặc biệt tốt cho bà mẹ và thai nhi vì ngoài tất cả các chất chống oxy hóa, rau lá xanh còn cung cấp canxi, chất xơ, kali, vitamin A và folate. Vitamin A trong rau lá xanh giúp phát triển thị lực, xương và da cho bé. Vì vậy, mẹ bầu đừng nên bỏ qua thực phẩm rất phổ biến lại giàu dưỡng chất này.
Cá hồi
Thành phần dinh dưỡng: Cá hồi là nguồn thực phẩm dồi dào chất béo omega-3 và protein.
Tại sao cá hồi tốt cho bà bầu?
Axit béo omega-3 (hay còn gọi là DHA và EPA) trong cá giúp não em bé phát triển và thông minh hơn. Đồng thời nhiều nghiên cứu còn chứng minh rằng, bổ sung đầy đủ dưỡng chất này trong thời gian mang thai giúp nâng cao kỹ năng vận động và tốt cho hệ thần kinh của trẻ. Omega-3 còn tốt cho sự phát triển mát của em bé.
Bạn lo lắng sợ cá hồi sẽ chứa lượng thủy ngân cân? Tuy nhiên, hãy yên tâm nhé, vì cá hồi chưa lượng thủy ngân rất thấp và được coi là an toàn cho phụ nữ mang thai. Bà bầu cần ăn đủ 350gam/tuần để bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Thêm vào đó, bạn có thể ăn thêm quả óc chó và hạnh nhân cũng chứa dưỡng chất omega-3.

theo eva

Bài viết cùng chủ đề :
-          Tại sao trứng gà tốt cho bà bầu?
-          Phòng bệnh khi bầu bí bằng thực phẩm.
-          Lưu ý ăn thịt lúc mang thai.

Top 10 siêu thực phẩm cho bà bầu

Trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu đừng nên bỏ qua 10 loại thực phẩm dồi dào chất dinh dưỡng dưới đây. 
Trứng
Thành phần dinh dưỡng: Cho dù đó là món chiên, luộc chín hay ốp-la thì trứng vẫn là nguồn thực phẩm cung cấp cho bạn dồi dào protein – rất cần thiết trươc khi sinh nở. Ngoài ra, trứng cũng dồi dào sắt, folate và choline.
Tại sao trứng tốt cho bà bầu?
Trứng là loại thực phẩm giá rẻ nhưng lại dồi dào dưỡng chất như protein, choline – rất quan trọng cho sự phát triển trí não của thai nhi và giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống. Tuy nhiên, để có được những lợi ích trên, mẹ bầu nên ăn trứng thường xuyên, 3-4 quả/tuần và phải ăn cả lòng đỏ lẫn lòng trắng vì choline có trong lòng đỏ trứng.
Khoai lang
Thành phần dinh dưỡng: Khoang lang chứa đầy đủ các chất xơ, vitamin B6, kali (thậm chí nhiều hơn trong chuối), vitamin C, sắt cũng như đồng và beta-carotene.
Tại sao khoai lang tốt cho bà bầu?
Khoai lang là nguồn thực phẩm dồi dào beta carotene – một chất chống oxy hóa mà  cơ thể chuyển đổi thành vitamin A. Và bạn có thể đã đọc qua rằng vitamin A đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển mắt, xương và da của em bé.
Bên cạnh đó, khoai lang cũng giúp bổ sung lượng sắt thiếu hụt trong cơ thể trong thời gian mang thai. Và loại thực phẩm này có chứa đồng – một khoáng chất giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Nhiều bằng chứng khoa học còn khẳng định, khoai lang giúp bà bầu giảm triệu chứng táo bón – căn bệnh phổ biến khi bầu bí. Bạn có thể thưởng thức khoai lang với những món ăn như nướng, chiên hoặc nghiền làm bánh.
Hạnh nhân
Thành phần dinh dưỡng: Hạnh nhân có chứa đầy đủ các chất béo lành mạnh bao gồm cả những chất tăng cường cho bộ não như omega-3, protein, chất xơ và một loạt các vitamin, khoáng chất. Thêm vào đó, cơ thể bạn cũng sẽ được bổ sung magie nếu ăn thường xuyên loại thực phẩm này.
Tại sao hạnh nhân tốt cho bà bầu?
Bổ sung magie trong thời gian mang thai sẽ giảm nguy cơ sinh non và giúp hệ thống thần kinh của thai nhi phát triển hoàn hảo.
Hạt đậu
Thành phần dinh dưỡng: Nếu bạn là người ăn chay hoặc không thích ăn thịt thì đậu và các sản phầm từ đậu là lựa chọn hoàn hảo. Đậu và đậu lăng là nguồn tuyệt vời của protein, sắt cũng như chất xơ, folate và canxi. Đặc biệt là đậu (đậu nướng) rất dồi dào kẽm.
Tại sao hạt đậu tốt cho bà bầu?
Đậu là nguồn thực phẩm tốt cho mẹ và bé  vì nó chứa các thành phần dinh dưỡng được tìm thấy trong các sản phẩm từ động vật. Đậu cũng rất giàu kẽm – một khoáng chất cần thiết giúp giảm nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân hoặc kéo dài việc chuyển dạ. Các thực phẩm chứa nhiều kẽm khác là thịt gà, sữa, ngũ cốc, hạt điều, đậu Hà Lan, cua và sò.
Thịt nạc
Thành phần dinh dưỡng: Thịt nạc là nguồn thực phẩm dồi dào protein. Ngoài ra, thịt bò và thịt nạc lợn còn chứa chất sắt và vitamin B – rất cần thiết cho bà bầu.
Tại sao thịt nạc tốt cho bà bầu?
Cơ thể của bạn cần nhiều hơn protein khi mang thai (cần thêm khoảng 25gram/ngày) để giúp thai nhi phát triển và mẹ bầu được khỏe mạnh. Bên cạnh đó, bà bầu cũng rất cần bổ sung sắt. Không cung cấp đủ khoáng chất này có thể làm giảm sự phát triển của bé và làm tăng nguy cơ sinh non, sinh thiếu cân. Bạn biết rằng, sắt rất quan trọng cho mẹ bầu để hình thành lên tế bào máu ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Trong thời gian mang thai, khối lượng máu trong cơ thể tăng lên (khoảng 27mg/ngày) vì vậy mẹ bầu cần bổ sung thịt nạc trong mỗi bữa ăn hàng ngày.
Ngoài ra, thịt nạc còn là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin B6 giúp cho mô và sự phát triển trí não của em bé đồng thời giảm tình trạng ốm nghén của mẹ; vitamin B12 giúp duy trì dây thần kinh khỏe mạnh.
Nước cam
Thành phần dinh dưỡng: Một ly nước cam mỗi ngày cung cấp cho bạn những dưỡng chất cần thiết như kali, axit folate, potassium và vitamin C.
Tại sao nước cam tốt cho bà bầu?
Bạn có thể đã nghe qua về vai trò của các loại khoáng chất axit folate và folic trong thời gian mang thai. Chất dinh dưỡng này rất cần thiết để ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh sớm trong thai kỳ và đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh sau này. Vì vậy đừng quên bổ sung khoảng 600 microgram mỗi ngày.
Kali có trong nước cam cũng rất tốt trong quá trình trao đổi chất và bổ sung sức khỏe tổng thể cho bạn. Ngoài ra, nước cam còn là nguồn thực phẩm dồi dào Vitamin C – có tác dụng chống cảm lạnh, giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn và giúp cho răng cũng như xương em bé khỏe mạnh. Bạn cũng có thể nhận được vitamin C từ súp lơ xanh, cà chua, dâu tây, ớt đỏ và một loạt các loại trái cây họ cam quýt.
Sữa chua
Thành phần dinh dưỡng: Sữa chua có chứa nguồn canxi nhiều hơn sữa bình thường và thêm một số chất dinh dưỡng khác như vitamin B, protein và kẽm.
Tại sao sữa chua tốt cho bà bầu?
Canxi rất cần thiết để giữ cho xương và răng của mẹ bầu cũng như em bé khỏe mạnh nhất. Bổ sung đầy đủ canxi trong chế độ ăn hàng ngày cũng giúp giảm nguy cơ sinh con nhẹ cân và sinh non. Nếu thiếu canxi trong thời gian mang thai, em bé sau này sẽ rất dễ bị loãng xương.
Bột yến mạch
Thành phần dinh dưỡng: Bột yến mạch có chứa đầy đủ protein, chất xơ và vitamin B6.
Tại sao bột yến mạch tốt cho bà bầu?
Hãy bắt đầu buổi sáng với bát cháo yến mạch hoặc các loại ngũ cốc giúp bổ sung năng lượng dồi dào cho bạn. Bên cạnh đó, bột yến mạch dồi dào chất xơ sẽ giúp giảm triệu chứng táo bón ở bà bầu. Đây chính là sự lựa chọn lý tưởng cho bữa sáng của mẹ bầu.
Rau lá xanh
Thành phần dinh dưỡng: Rau lá xanh có chứa đầy đủ các chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng cần thiết. Những loại rau lá xanh đậm nên có trong bữa ăn hàng ngày là rau bina, bông cải xanh, măng tây và cải xoăn.
Tại sao rau lá xanh tốt cho bà bầu?
Những chất dinh dưỡng này đặc biệt tốt cho bà mẹ và thai nhi vì ngoài tất cả các chất chống oxy hóa, rau lá xanh còn cung cấp canxi, chất xơ, kali, vitamin A và folate. Vitamin A trong rau lá xanh giúp phát triển thị lực, xương và da cho bé. Vì vậy, mẹ bầu đừng nên bỏ qua thực phẩm rất phổ biến lại giàu dưỡng chất này.
Cá hồi
Thành phần dinh dưỡng: Cá hồi là nguồn thực phẩm dồi dào chất béo omega-3 và protein.
Tại sao cá hồi tốt cho bà bầu?
Axit béo omega-3 (hay còn gọi là DHA và EPA) trong cá giúp não em bé phát triển và thông minh hơn. Đồng thời nhiều nghiên cứu còn chứng minh rằng, bổ sung đầy đủ dưỡng chất này trong thời gian mang thai giúp nâng cao kỹ năng vận động và tốt cho hệ thần kinh của trẻ. Omega-3 còn tốt cho sự phát triển mát của em bé.
Bạn lo lắng sợ cá hồi sẽ chứa lượng thủy ngân cân? Tuy nhiên, hãy yên tâm nhé, vì cá hồi chưa lượng thủy ngân rất thấp và được coi là an toàn cho phụ nữ mang thai. Bà bầu cần ăn đủ 350gam/tuần để bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Thêm vào đó, bạn có thể ăn thêm quả óc chó và hạnh nhân cũng chứa dưỡng chất omega-3.

theo eva

Bài viết cùng chủ đề :
-          Tại sao trứng gà tốt cho bà bầu?
-          Phòng bệnh khi bầu bí bằng thực phẩm.
-          Lưu ý ăn thịt lúc mang thai.
Đọc thêm..
Giòn ngon và thơm lừng vị tỏi, một món ăn hấp dẫn cho những ngày mưa mát mẻ
Chuẩn bị những nguyên liệu sau:

- Cánh gà

- Vụn bánh mì (hoặc bột chiên xù), bột ngô

- Tỏi, ớt đỏ, sả, hành, gừng

- Hạt tiêu, muối

- Nước dùng gà


Đến phần hành động này: :D
Bước 1:

- Làm sạch và khứa vài đường trên miếng cánh gà để khi ướp gia vị được ngấm nhé!
Bước 2:

- Ướp thịt gà với sả, hạt tiêu, muối nè!
Bước 3:

- Lăn cánh gà qua hỗn hợp bột ngô trộn với vụn bánh mì (hoặc bột chiên xù).
Bước 4:

- Rán cánh gà chín đều 2 mặt nha!
Bước 5:

- Đảo ớt đỏ với hành, gừng, tỏi băm nhỏ và cho hỗn hợp vụn bánh mì ở bước 3 kèm theo nước dùng gà vào nha!



Bước 6:

- Cho thêm cánh gà vào đảo đều cùng hỗn hợp tỏi vụn bánh mì nghen!
Giòn ngon tuyệt vời nhé!
Giòn giòn và thơm lừng vị tỏi...
Măm thử thui nào!
Theo Maskonline 

Cánh gà ướp tỏi băm nức mũi thơm lừng

Giòn ngon và thơm lừng vị tỏi, một món ăn hấp dẫn cho những ngày mưa mát mẻ
Chuẩn bị những nguyên liệu sau:

- Cánh gà

- Vụn bánh mì (hoặc bột chiên xù), bột ngô

- Tỏi, ớt đỏ, sả, hành, gừng

- Hạt tiêu, muối

- Nước dùng gà


Đến phần hành động này: :D
Bước 1:

- Làm sạch và khứa vài đường trên miếng cánh gà để khi ướp gia vị được ngấm nhé!
Bước 2:

- Ướp thịt gà với sả, hạt tiêu, muối nè!
Bước 3:

- Lăn cánh gà qua hỗn hợp bột ngô trộn với vụn bánh mì (hoặc bột chiên xù).
Bước 4:

- Rán cánh gà chín đều 2 mặt nha!
Bước 5:

- Đảo ớt đỏ với hành, gừng, tỏi băm nhỏ và cho hỗn hợp vụn bánh mì ở bước 3 kèm theo nước dùng gà vào nha!



Bước 6:

- Cho thêm cánh gà vào đảo đều cùng hỗn hợp tỏi vụn bánh mì nghen!
Giòn ngon tuyệt vời nhé!
Giòn giòn và thơm lừng vị tỏi...
Măm thử thui nào!
Theo Maskonline 
Đọc thêm..
Cà tím mềm, thấm gia vị, được kho cùng với thịt lợn làm món mặn ăn với cơm rất ngon và giá thành nguyên liệu lại không quá đắt.
Nguyên liệu:
- 1 - 2 quả cà tím dài
- 200g thịt ba chỉ hoặc thịt nạc lưng
- Muối, nước mắm, hạt nêm, ớt bột
- Hành lá thái nhỏ.
Cách làm:
- Cà tím bổ cà làm đôi, sau đó xắt thành khúc ngắn vừa ăn. Ngâm cà trong thố nước lạnh có pha chút muối.
- Sau 10 phút, đổ cà ra rổ cho ráo nước.
- Thịt lợn thái lát vừa ăn, ướp vào bát thịt nửa thìa nhỏ muối, ít hạt tiêu. Trộn đều, ướp khoảng 15 phút.
- Đun nóng hai thìa dầu ăn, phi tỏi thơm, đổ thịt vào xào chín.
- Xào thịt khoảng 5 phút, tiếp theo đổ cà vào, đậy kín nắp nồi.
- Đun chừng 3 phút, thêm vào chảo hai thìa nhỏ nước mắm, nửa thìa nhỏ hạt nêm, một thìa nhỏ muối, ít ớt bột, đảo đều.
- Tiếp tục đậy kín nắp để cà thấm gia vị, đun đến khi cà mềm, thấm gia vị.
- Tắt bếp, rắc hành lá thái nhỏ vào. Múc ra đĩa làm món mặn ăn cơm.




Ướp thịt lợn với gia vị.



Cà tím thái miếng dài.



Xào chín thịt trước.



Rồi đổ tiếp cà tím vào xào cùng.



Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.
Theo Ngôi sao     

Cà tím kho thịt

Cà tím mềm, thấm gia vị, được kho cùng với thịt lợn làm món mặn ăn với cơm rất ngon và giá thành nguyên liệu lại không quá đắt.
Nguyên liệu:
- 1 - 2 quả cà tím dài
- 200g thịt ba chỉ hoặc thịt nạc lưng
- Muối, nước mắm, hạt nêm, ớt bột
- Hành lá thái nhỏ.
Cách làm:
- Cà tím bổ cà làm đôi, sau đó xắt thành khúc ngắn vừa ăn. Ngâm cà trong thố nước lạnh có pha chút muối.
- Sau 10 phút, đổ cà ra rổ cho ráo nước.
- Thịt lợn thái lát vừa ăn, ướp vào bát thịt nửa thìa nhỏ muối, ít hạt tiêu. Trộn đều, ướp khoảng 15 phút.
- Đun nóng hai thìa dầu ăn, phi tỏi thơm, đổ thịt vào xào chín.
- Xào thịt khoảng 5 phút, tiếp theo đổ cà vào, đậy kín nắp nồi.
- Đun chừng 3 phút, thêm vào chảo hai thìa nhỏ nước mắm, nửa thìa nhỏ hạt nêm, một thìa nhỏ muối, ít ớt bột, đảo đều.
- Tiếp tục đậy kín nắp để cà thấm gia vị, đun đến khi cà mềm, thấm gia vị.
- Tắt bếp, rắc hành lá thái nhỏ vào. Múc ra đĩa làm món mặn ăn cơm.




Ướp thịt lợn với gia vị.



Cà tím thái miếng dài.



Xào chín thịt trước.



Rồi đổ tiếp cà tím vào xào cùng.



Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.
Theo Ngôi sao     
Đọc thêm..
Thông thường dưa bở chỉ được trộn với đường và để ngăn mát ăn giải khát mùa hè nhưng có một món ít người làm là sinh tố dưa bở.

Nguyên liệu:

- Dưa bở
- Sữa chua
- Lá bạc hà
- Đường

Cách làm:
Bước 1: Dưa bở mua về rửa sạch lớp vỏ rồi bổ đôi quả dưa bở ra. Dùng thìa lấy hết phần ruột ra ngoài.
Bước 2: Lọc bỏ hạt giữ lại phần nước bên trong quả dưa bở.
Bước 3: Gọt sạch vỏ dưa bở. Với một cốc sinh tố dưa bở thì chỉ cần hai miếng dưa là đủ.
Bước 4: Cắt dưa thành từng miếng nhỏ cho vào máy xay.
Bước 5: Đổ nước dưa vào
Bước 6: Cho tiếp hộp sữa chua và hai chiếc lá bạc hà, thêm một chút đường và đá rồi bật máy xay nhuyễn.

Bước 7: Đổ ra cốc và mời cả nhà thưởng thức vị ngọt mát của sinh tố dưa bở ngay thôi.
Theo eva

Sinh tố dưa bở mát lạnh ngày hè

Thông thường dưa bở chỉ được trộn với đường và để ngăn mát ăn giải khát mùa hè nhưng có một món ít người làm là sinh tố dưa bở.

Nguyên liệu:

- Dưa bở
- Sữa chua
- Lá bạc hà
- Đường

Cách làm:
Bước 1: Dưa bở mua về rửa sạch lớp vỏ rồi bổ đôi quả dưa bở ra. Dùng thìa lấy hết phần ruột ra ngoài.
Bước 2: Lọc bỏ hạt giữ lại phần nước bên trong quả dưa bở.
Bước 3: Gọt sạch vỏ dưa bở. Với một cốc sinh tố dưa bở thì chỉ cần hai miếng dưa là đủ.
Bước 4: Cắt dưa thành từng miếng nhỏ cho vào máy xay.
Bước 5: Đổ nước dưa vào
Bước 6: Cho tiếp hộp sữa chua và hai chiếc lá bạc hà, thêm một chút đường và đá rồi bật máy xay nhuyễn.

Bước 7: Đổ ra cốc và mời cả nhà thưởng thức vị ngọt mát của sinh tố dưa bở ngay thôi.
Theo eva
Đọc thêm..
Mùa hè tới cũng là lúc mà mọi người thường nghĩ tới các món giải nhiệt thơm mát, hấp dẫn. Cùng lượn khu phố cổ - trung tâm ẩm thực Hà thành để "điểm danh" một số món thú vị được các bạn trẻ yêu thích nhất.
1. Hoa quả dầm phố Tô Tịch
Mỗi buổi chiều tối, đi từ Lương Văn Can rẽ phải sang phố Hàng Gai, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp cảnh người người nhộn nhịp dừng xe, tạt vào con phố Tô Tịch - nơi có món hoa quả dầm hấp dẫn đang mời gọi.
Phố Tô Tịch ngắn lắm. Nếu đi bộ thong dong, bạn chỉ mất chừng 5 phút là "khám phá" hết dãy phố này. Vậy nhưng ở đây, đâu đâu cũng treo biển "Hoa quả dầm, sinh tố", đếm sơ qua đã có tới gần chục tiệm khác nhau. Thú vị nhất là tiệm nào cũng đắt như tôm tươi.
Đặt chân đến phố Tô Tịch, hương hoa quả thơm nồng sẽ lôi cuốn bất kì thực khách nào. Kế đó, bạn sẽ bị "thôi miên" bởi những chiếc cốc thủy tinh trong veo, như cố ý cho thực khách được thỏa thê chiêm ngưỡng phần hoa quả tươi ngon, mang sắc màu xanh đỏ rất hấp dẫn bên trong.
Hoa quả dầm rất dễ làm. Đơn giản chỉ là các loại quả như táo, lê, thanh long, mãng cầu, sầu riêng... được xắt thành từng miếng nhỏ, trộn lẫn với nhau, hòa cùng sữa đặc và nước cốt dừa, sau đó dầm đều lên, cuối cùng bỏ thêm đá bào. Như vậy là bạn đã có một cốc hoa quả dầm vừa bổ dưỡng, vừa ngọt mát, lại có tác dụng "hạ hỏa" trong những ngày nắng nóng.
Hoa quả dầm có giá trung bình 20.000 đồng/cốc.
2. Thạch kem dừa phố Hàng Cót
Thạch kem dừa có nguồn gốc từ vùng Bến Tre, được làm từ dừa tươi, bột rau câu và nước cốt dừa, tạo nên một món ăn rất thơm ngon, làm mê mẩn thực khách mọi lứa tuổi.
Giờ đây, thạch kem dừa cũng đã rất quen thuộc với người Hà Nội. Những nơi có bán món này khá nhiều nhưng "nổi danh" và "đẳng cấp" nhất có lẽ là quán Dũng ở 54 Hàng Cót. Thời tiết cứ bắt đầu nóng lên là tiệm này đông khách cho tới tận khuya.
Ưu điểm thạch kem dừa tại đây là dừa xiêm rất ngon, quả nào nấy cũng non, cùi mỏng nhưng ngọt và dễ nạo. Tất nhiên, tài chế biến thạch khéo léo mới chính là lí do khiến tiệm được chấm điểm cao. Thạch dừa trong veo, độ ngọt và độ đông cứng vừa tới, đủ để tạo cảm giác mát lạnh, tan nhanh trong miệng. Đặc biệt, lớp váng bên trên khá dày, thơm ngậy cũng khiến người ăn thích thú. Bên cạnh đó, quán này còn bán thạch sầu riêng cùng một số loại chè khác.
Thạch kem dừa Hàng Cót có giá 25.000 đồng/quả.
Địa chỉ: 54 Hàng Cót
3. Khúc biến tấu caramen phố Hàng Than
Kể cả người sành ăn nhất cũng phải công nhận: dù đơn giản, dễ làm nhưng sẽ chẳng nơi đâu bạn tìm mua được thứ caramen ngon như ở phố Hàng Than. Caramen tại đây có độ béo ngậy của trứng gà với sữa, quyện cùng hương cà phê thơm đắng rất vừa phải, đủ để bạn cảm nhận được cái ngọt mát vốn có của món ăn, và đặc biệt là sự mềm mượt tới mức óng ả vô cùng, khiến người ta có khả năng húp xì xụp đĩa caramen chỉ trong 1 phút là sạch bách.
Caramen hoa quả
Caramen nếp cẩm
Không chỉ có vậy, trên nền loại caramen hảo hạng này, phố Hàng Than còn tạo ra những khúc biến tấu cực kì thú vị, cũng ngọt ngào và lôi cuốn người ăn không kém. Chẳng hạn như caramen dầm hoa quả, caramen nếp cẩm, caramen thạch, caramen sữa chua... Mỗi thứ một vị và tùy vào từng sở thích, chắc chắn thực khách sẽ lựa chọn được một món hợp lí cho mùa hè này.
Caramen là 6.000 đồng/cốc, các món khác có giá 6.000-15.000 đồng/cốc.
Địa chỉ: 29 Hàng Than
4. Các món chè độc đáo ở phố Đào Duy Từ

Các teen có lẽ không xa lạ gì với quán Trà Chanh ở phố Đào Duy Từ. Không chỉ là nơi tiên phong trong trào lưu thưởng thức trà chanh của giới trẻ Hà Thành, quán này còn thu hút teen bởi những món chè vừa thơm mát, vừa sinh động, đẹp mắt vô cùng, khiến thực khách tận hưởng được hết cái cảm giác "ăn bằng mắt".
Chẳng hạn như chè chuối, được mô phỏng như một bông hoa với 6 cánh là 6 lát chuối mỏng, nhụy bằng những miếng thạch nhỏ hồng hồng xinh xinh, quấn quanh nó là rất nhiều các hạt chân châu li ti trăng trắng.



Hay với bát chè khoai, bạn lại có cảm giác như đang được cầm trên tay một... cơn lốc xoáy nhỏ cực kì sinh động. "Cơn lốc" được tạo ra bằng dòng nước cốt dừa trắng cô đặc trên nền chè màu xanh lá cây. Tâm cơn lốc chính là phần khoai môn bùi bùi được xếp gọn gàng theo hình ngôi sao đa cánh.
Các món chè ở đây hợp khẩu vị cả bốn mùa. Trong thời tiết hè, chè chuối và chè chân châu là món "thịnh hành" nhất của quán.
Giá các loại chè là 10.000 - 12.000 đồng/bát.
Địa chỉ: 31, phố Đào Duy Từ.
5. Chè Bobochacha phố Cửa Bắc
Rất nổi tiếng trong giới teen, đặc biệt là các teen trường Phan Đình Phùng, bởi quán chè Bobochacha chi cách trường này có vài phút đi bộ. Buổi chiều đến, tầm 3h trở đi là lúc quán bắt đầu mở hàng. Dù chỉ nằm ngõ nhưng khách vẫn "mò mẫm" tới đây rất đông, và chỉ tới tầm 7h tối là tiệm đã bán sạch bách.




Chè đen


Chè trắng
Ở đây có 3 loại chè với cái tên ngắn gọn: đen, trắng và hoa quả. "Đen" là loại chè hơi đặc, sánh, được nấu bằng gạo nếp cẩm, quyện với nước cốt dừa cô đặc rất thơm. "Trắng" thì có sự kết hợp của sắn, khoai lang bùi bùi cùng với thạch trắng mềm và những hạt chân châu li ti, hòa chung cùng nước cốt dừa loãng.
Cuối cùng là "hoa quả", đơn giản là các loại hoa quả xắt nhỏ rồi trộn chung với một thứ nước ngọt, dìu dịu nhưng rất khó phán đoán được cách pha chế. Có lẽ nhờ cái ngon "bí hiểm" này mà hoa quả chính là món "hot" nhất của quán.
Đặc điểm chung của chè bobochacha là ngọt mát, thưởng thức vào mùa nóng quả là dễ chịu, sảng khoái.
Giá mỗi bát chè khoảng 10.000 - 15.000/bát.
Địa chỉ: Trong ngõ 92 phố Cửa Bắc.

Nguồn 24h

Điểm danh 5 món ngon giải nhiệt phố cổ

Mùa hè tới cũng là lúc mà mọi người thường nghĩ tới các món giải nhiệt thơm mát, hấp dẫn. Cùng lượn khu phố cổ - trung tâm ẩm thực Hà thành để "điểm danh" một số món thú vị được các bạn trẻ yêu thích nhất.
1. Hoa quả dầm phố Tô Tịch
Mỗi buổi chiều tối, đi từ Lương Văn Can rẽ phải sang phố Hàng Gai, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp cảnh người người nhộn nhịp dừng xe, tạt vào con phố Tô Tịch - nơi có món hoa quả dầm hấp dẫn đang mời gọi.
Phố Tô Tịch ngắn lắm. Nếu đi bộ thong dong, bạn chỉ mất chừng 5 phút là "khám phá" hết dãy phố này. Vậy nhưng ở đây, đâu đâu cũng treo biển "Hoa quả dầm, sinh tố", đếm sơ qua đã có tới gần chục tiệm khác nhau. Thú vị nhất là tiệm nào cũng đắt như tôm tươi.
Đặt chân đến phố Tô Tịch, hương hoa quả thơm nồng sẽ lôi cuốn bất kì thực khách nào. Kế đó, bạn sẽ bị "thôi miên" bởi những chiếc cốc thủy tinh trong veo, như cố ý cho thực khách được thỏa thê chiêm ngưỡng phần hoa quả tươi ngon, mang sắc màu xanh đỏ rất hấp dẫn bên trong.
Hoa quả dầm rất dễ làm. Đơn giản chỉ là các loại quả như táo, lê, thanh long, mãng cầu, sầu riêng... được xắt thành từng miếng nhỏ, trộn lẫn với nhau, hòa cùng sữa đặc và nước cốt dừa, sau đó dầm đều lên, cuối cùng bỏ thêm đá bào. Như vậy là bạn đã có một cốc hoa quả dầm vừa bổ dưỡng, vừa ngọt mát, lại có tác dụng "hạ hỏa" trong những ngày nắng nóng.
Hoa quả dầm có giá trung bình 20.000 đồng/cốc.
2. Thạch kem dừa phố Hàng Cót
Thạch kem dừa có nguồn gốc từ vùng Bến Tre, được làm từ dừa tươi, bột rau câu và nước cốt dừa, tạo nên một món ăn rất thơm ngon, làm mê mẩn thực khách mọi lứa tuổi.
Giờ đây, thạch kem dừa cũng đã rất quen thuộc với người Hà Nội. Những nơi có bán món này khá nhiều nhưng "nổi danh" và "đẳng cấp" nhất có lẽ là quán Dũng ở 54 Hàng Cót. Thời tiết cứ bắt đầu nóng lên là tiệm này đông khách cho tới tận khuya.
Ưu điểm thạch kem dừa tại đây là dừa xiêm rất ngon, quả nào nấy cũng non, cùi mỏng nhưng ngọt và dễ nạo. Tất nhiên, tài chế biến thạch khéo léo mới chính là lí do khiến tiệm được chấm điểm cao. Thạch dừa trong veo, độ ngọt và độ đông cứng vừa tới, đủ để tạo cảm giác mát lạnh, tan nhanh trong miệng. Đặc biệt, lớp váng bên trên khá dày, thơm ngậy cũng khiến người ăn thích thú. Bên cạnh đó, quán này còn bán thạch sầu riêng cùng một số loại chè khác.
Thạch kem dừa Hàng Cót có giá 25.000 đồng/quả.
Địa chỉ: 54 Hàng Cót
3. Khúc biến tấu caramen phố Hàng Than
Kể cả người sành ăn nhất cũng phải công nhận: dù đơn giản, dễ làm nhưng sẽ chẳng nơi đâu bạn tìm mua được thứ caramen ngon như ở phố Hàng Than. Caramen tại đây có độ béo ngậy của trứng gà với sữa, quyện cùng hương cà phê thơm đắng rất vừa phải, đủ để bạn cảm nhận được cái ngọt mát vốn có của món ăn, và đặc biệt là sự mềm mượt tới mức óng ả vô cùng, khiến người ta có khả năng húp xì xụp đĩa caramen chỉ trong 1 phút là sạch bách.
Caramen hoa quả
Caramen nếp cẩm
Không chỉ có vậy, trên nền loại caramen hảo hạng này, phố Hàng Than còn tạo ra những khúc biến tấu cực kì thú vị, cũng ngọt ngào và lôi cuốn người ăn không kém. Chẳng hạn như caramen dầm hoa quả, caramen nếp cẩm, caramen thạch, caramen sữa chua... Mỗi thứ một vị và tùy vào từng sở thích, chắc chắn thực khách sẽ lựa chọn được một món hợp lí cho mùa hè này.
Caramen là 6.000 đồng/cốc, các món khác có giá 6.000-15.000 đồng/cốc.
Địa chỉ: 29 Hàng Than
4. Các món chè độc đáo ở phố Đào Duy Từ

Các teen có lẽ không xa lạ gì với quán Trà Chanh ở phố Đào Duy Từ. Không chỉ là nơi tiên phong trong trào lưu thưởng thức trà chanh của giới trẻ Hà Thành, quán này còn thu hút teen bởi những món chè vừa thơm mát, vừa sinh động, đẹp mắt vô cùng, khiến thực khách tận hưởng được hết cái cảm giác "ăn bằng mắt".
Chẳng hạn như chè chuối, được mô phỏng như một bông hoa với 6 cánh là 6 lát chuối mỏng, nhụy bằng những miếng thạch nhỏ hồng hồng xinh xinh, quấn quanh nó là rất nhiều các hạt chân châu li ti trăng trắng.



Hay với bát chè khoai, bạn lại có cảm giác như đang được cầm trên tay một... cơn lốc xoáy nhỏ cực kì sinh động. "Cơn lốc" được tạo ra bằng dòng nước cốt dừa trắng cô đặc trên nền chè màu xanh lá cây. Tâm cơn lốc chính là phần khoai môn bùi bùi được xếp gọn gàng theo hình ngôi sao đa cánh.
Các món chè ở đây hợp khẩu vị cả bốn mùa. Trong thời tiết hè, chè chuối và chè chân châu là món "thịnh hành" nhất của quán.
Giá các loại chè là 10.000 - 12.000 đồng/bát.
Địa chỉ: 31, phố Đào Duy Từ.
5. Chè Bobochacha phố Cửa Bắc
Rất nổi tiếng trong giới teen, đặc biệt là các teen trường Phan Đình Phùng, bởi quán chè Bobochacha chi cách trường này có vài phút đi bộ. Buổi chiều đến, tầm 3h trở đi là lúc quán bắt đầu mở hàng. Dù chỉ nằm ngõ nhưng khách vẫn "mò mẫm" tới đây rất đông, và chỉ tới tầm 7h tối là tiệm đã bán sạch bách.




Chè đen


Chè trắng
Ở đây có 3 loại chè với cái tên ngắn gọn: đen, trắng và hoa quả. "Đen" là loại chè hơi đặc, sánh, được nấu bằng gạo nếp cẩm, quyện với nước cốt dừa cô đặc rất thơm. "Trắng" thì có sự kết hợp của sắn, khoai lang bùi bùi cùng với thạch trắng mềm và những hạt chân châu li ti, hòa chung cùng nước cốt dừa loãng.
Cuối cùng là "hoa quả", đơn giản là các loại hoa quả xắt nhỏ rồi trộn chung với một thứ nước ngọt, dìu dịu nhưng rất khó phán đoán được cách pha chế. Có lẽ nhờ cái ngon "bí hiểm" này mà hoa quả chính là món "hot" nhất của quán.
Đặc điểm chung của chè bobochacha là ngọt mát, thưởng thức vào mùa nóng quả là dễ chịu, sảng khoái.
Giá mỗi bát chè khoảng 10.000 - 15.000/bát.
Địa chỉ: Trong ngõ 92 phố Cửa Bắc.

Nguồn 24h
Đọc thêm..