Đu đủ có thể chế biến thành rất nhiều các món ăn ngon, hấp dẫn. Nguyên liệu để chế biến ra các món cực ngon của am thuc Việt Nam.
Là một nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực, đu đủ để lại vị giòn, ngọt mát đến khó quên. Không những vậy, sự thay đổi hay đa đạng về màu sắc luôn làm cho loại quả này nổi bật trong thế giới hoa quả.
Đu đủ chín có quanh năm và mùa nào dùng cũng tốt cho sức khoẻ. Trong đu đủ chứa đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt trong đu đủ lượng beta caroten nhiều hơn trong các rau quả khác. Beta caroten là một tiền chất của vitamin A, vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành vitamin A. Đây là một loại vi chất dinh dưỡng có vai trò là chống oxy hoá mạnh giúp chống lại một số căn bệnh ung thư, chống khô mắt, khô da và có tác dụng nhuận tràng.
Với những lợi ích từ đu đủ, chị em thỉnh thoảng hãy làm các món ăn ngon từ đu đủ cho cả nhà nhé!
Nộm đu đủ tai lợn
Đu đủ ương, vàng điểm vài sợi cà rốt với màu đỏ của ớt, màu trắng giòn giòn tai lợn, xanh xanh rau răm khiến món nộm này cực rất ngon và hấp dẫn.
Nguyên liệu:
- Đu đủ: 1 quả ( đu đủ ương sẽ ngon hơn)
- Cà rốt: 1 củ
- Tai lợn: 1-2 cái
- Rau răm: Thái nhỏ
- Súp, mì chính, đường, chanh, tỏi, ớt quả.
Cách làm:
- Bào đu đủ và cà rốt thành từng sợi mỏng. Ngâm vào nước với vài viên đá lạnh để đu đủ được giòn.
- Tai lợn rửa sạch với nước muối pha loãng, luộc tai lợn chín, để ráo nước rồi thái mỏng.
- Tỏi, ớt đập dập, thái nhỏ.
- Chanh tươi vắt lấy nước cốt bỏ hạt, pha cùng với một ít súp, đường, mì chính rồi thêm tỏi ớt vào (tùy theo độ mặn ngọt cho sao hợp lý với lượng đu đủ).
- Đu đủ vớt ra rổ để ráo nước rồi cho vào một cái tô to.
- Cho rau răm thái nhỏ vào tô đựng đu đủ bào.
- Tiếp đến đổ nước pha tỏi ớt vào.
- Sau cùng là tai lợn.
- Trộn đều tất cả.
Cuối cùng, cho nộm đu đủ tai lợn ra đĩa và thưởng thức.
Đu đủ hầm xương
Nguyên liệu:
- Xương heo (hoặc giò heo)
- Đu đủ hườm (nhưng vẫn còn cứng, chưa chín nục): gọt bỏ vỏ, cắt khối vừa miệng ăn
- Hành ngò, cắt nhỏ
- Muối
- Tiêu
- Nước mắm ngon
Cách làm:
- Xương heo trụng nước sôi rửa sạch. Xong cho vào nồi, đổ ngập nước, cho vào muối, tiêu.
- Đậy nắp, nấu lửa to cho đến khi nồi sôi thì mở nắp, hạ lửa trung bình, hầm liu riu khoảng 20 phút cho xương ra nước ngọt.
- Cho đu đủ vào hầm tiếp khoảng 10 phút cho đến khi đu đủ chín.
- Tắt lửa, nêm lại bằng nước mắm ngon vừa miệng ăn. Cho hành ngò vào.
Chị em lưu ý, để nước hầm trong thì phải thường xuyên vớt bỏ bọt bẩn nổi lên trên khi hầm nhé!
Đu đủ xào thập cẩm
Nguyên liệu:
- 200g đu đủ.
- 300g phi lê cá chẽm.
- 100g tôm.
- 100g đậu que.
- 1 củ khoai tây.
- 1 đầu hành lá, dầu ăn, rau quế, hạt nêm, đường.
Cách làm:
- Đu đủ rửa sạch, thái miếng vừa ăn dày 2cm. Cá chẽm thái miếng dày 3cm. Đậu que thái khúc dài 4cm. Khoai tây gọt vỏ, thái nhỏ dài 4cm. Tôm bỏ vỏ, đầu.
- Đầu hành lá băm nhuyễn. Phi thơm với một ít dầu ăn, cho cá chẽm vào xào vừa chín tới, xúc ra đĩa.
- Đun một thìa súp dầu ăn, cho lần lượt đu đủ, khoai tây, đậu que, tôm vào xào chín. Cuối cùng cho cá chẽm vào, nêm 2 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê đường.
Bày ra đĩa, trang trí với ít lá rau quế, ớt thái lát. Món này dùng nóng với cơm, có thể dùng thêm với nước tương.
(Tổng hợp)
Là một nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực, đu đủ để lại vị giòn, ngọt mát đến khó quên. Không những vậy, sự thay đổi hay đa đạng về màu sắc luôn làm cho loại quả này nổi bật trong thế giới hoa quả.
Đu đủ chín có quanh năm và mùa nào dùng cũng tốt cho sức khoẻ. Trong đu đủ chứa đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt trong đu đủ lượng beta caroten nhiều hơn trong các rau quả khác. Beta caroten là một tiền chất của vitamin A, vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành vitamin A. Đây là một loại vi chất dinh dưỡng có vai trò là chống oxy hoá mạnh giúp chống lại một số căn bệnh ung thư, chống khô mắt, khô da và có tác dụng nhuận tràng.
Với những lợi ích từ đu đủ, chị em thỉnh thoảng hãy làm các món ăn ngon từ đu đủ cho cả nhà nhé!
Nộm đu đủ tai lợn
Đu đủ ương, vàng điểm vài sợi cà rốt với màu đỏ của ớt, màu trắng giòn giòn tai lợn, xanh xanh rau răm khiến món nộm này cực rất ngon và hấp dẫn.
Nguyên liệu:
- Đu đủ: 1 quả ( đu đủ ương sẽ ngon hơn)
- Cà rốt: 1 củ
- Tai lợn: 1-2 cái
- Rau răm: Thái nhỏ
- Súp, mì chính, đường, chanh, tỏi, ớt quả.
Cách làm:
- Bào đu đủ và cà rốt thành từng sợi mỏng. Ngâm vào nước với vài viên đá lạnh để đu đủ được giòn.
- Tai lợn rửa sạch với nước muối pha loãng, luộc tai lợn chín, để ráo nước rồi thái mỏng.
- Tỏi, ớt đập dập, thái nhỏ.
- Chanh tươi vắt lấy nước cốt bỏ hạt, pha cùng với một ít súp, đường, mì chính rồi thêm tỏi ớt vào (tùy theo độ mặn ngọt cho sao hợp lý với lượng đu đủ).
- Đu đủ vớt ra rổ để ráo nước rồi cho vào một cái tô to.
- Cho rau răm thái nhỏ vào tô đựng đu đủ bào.
- Tiếp đến đổ nước pha tỏi ớt vào.
- Sau cùng là tai lợn.
- Trộn đều tất cả.
Cuối cùng, cho nộm đu đủ tai lợn ra đĩa và thưởng thức.
Đu đủ hầm xương
Nguyên liệu:
- Xương heo (hoặc giò heo)
- Đu đủ hườm (nhưng vẫn còn cứng, chưa chín nục): gọt bỏ vỏ, cắt khối vừa miệng ăn
- Hành ngò, cắt nhỏ
- Muối
- Tiêu
- Nước mắm ngon
Cách làm:
- Xương heo trụng nước sôi rửa sạch. Xong cho vào nồi, đổ ngập nước, cho vào muối, tiêu.
- Đậy nắp, nấu lửa to cho đến khi nồi sôi thì mở nắp, hạ lửa trung bình, hầm liu riu khoảng 20 phút cho xương ra nước ngọt.
- Cho đu đủ vào hầm tiếp khoảng 10 phút cho đến khi đu đủ chín.
- Tắt lửa, nêm lại bằng nước mắm ngon vừa miệng ăn. Cho hành ngò vào.
Chị em lưu ý, để nước hầm trong thì phải thường xuyên vớt bỏ bọt bẩn nổi lên trên khi hầm nhé!
Đu đủ xào thập cẩm
Nguyên liệu:
- 200g đu đủ.
- 300g phi lê cá chẽm.
- 100g tôm.
- 100g đậu que.
- 1 củ khoai tây.
- 1 đầu hành lá, dầu ăn, rau quế, hạt nêm, đường.
Cách làm:
- Đu đủ rửa sạch, thái miếng vừa ăn dày 2cm. Cá chẽm thái miếng dày 3cm. Đậu que thái khúc dài 4cm. Khoai tây gọt vỏ, thái nhỏ dài 4cm. Tôm bỏ vỏ, đầu.
- Đầu hành lá băm nhuyễn. Phi thơm với một ít dầu ăn, cho cá chẽm vào xào vừa chín tới, xúc ra đĩa.
- Đun một thìa súp dầu ăn, cho lần lượt đu đủ, khoai tây, đậu que, tôm vào xào chín. Cuối cùng cho cá chẽm vào, nêm 2 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê đường.
Bày ra đĩa, trang trí với ít lá rau quế, ớt thái lát. Món này dùng nóng với cơm, có thể dùng thêm với nước tương.
(Tổng hợp)