Chè đỗ xanh, đỗ đen, chè sen ăn cùng trân châu dừa và thạch đã gắn liền tuổi thơ của người Việt chúng ta. Vậy hôm nay Bếp 360 xin chia sẻ tới bạn đọc bí quyết làm trân châu dừa vừa trong vừa dai giòn nhé!
Nguyên liệu
- 300gr bột năng
- 150ml - 200ml nước sôi
- Dừa thái hạt lựu
- Thêm vừng để làm trân châu vừng nhân dừa
Cách làm trân châu dừa
- Rửa sạch dừa chần qua nước sôi, thái hạt lựu
- Đun sôi nước cho vào bột, ban đầu nóng thì lấy thìa (đũa) khuấy đều, sau đó dùng tay nhào bột đến bột thành 1 khối có thể kéo dài mà không bị đứt (gẫy).
- Nếu thấy bột bị khô thì ta cho từ từ một chút nước sôi vào, còn nếu thấy bột dính thì ta cho thêm một chút bột năng vào, nhào kĩ đến khi nào bột kéo dài không dính tay là được.
- Bột nhào xong, ủ bột trong túi nilong để bột không bị khô.
- Lấy 1 chút để bọc dừa nặn thành trân châu nhân dừa.
- Đun nước, khi nước sôi thì cho 1 chút đường vào, thả trân châu vào nồi, vừa thả vừa khuấy đều để trân châu không bị dính vào nhau.
- Đảo liên tục, đun trong vòng 10’, sau đó vớt ra bát và cho thêm đường để trân châu không bị dính vào nhau.
- Có thể cho thêm vừng rang chín trộn cùng bột trước kho cho nước, ta sẽ có 1 loại trân châu vừng cực kì thơm ngon và rất hợp với dừa ạ.
- Nặn xong không dùng hết ta có thể cho vào hộp và bảo quản ngăn đá tủ lạnh thoải mái. Khi nào luộc ta bỏ ra tầm 10’ thôi, đun nước sôi rồi luộc trân châu 15’ (bạn nhớ đảo đều không là trân châu không chín đều đâu nhé).
Cách làm trân châu dừa dai giòn sần sật
- 300gr bột năng
- 150ml – 200ml nước sôi
- Dừa thái hạt lựu
- Thêm vừng để làm trân châu vừng nhân dừa
-
Rửa sạch dừa chần qua nước sôi, thái hạt lựu
-
Đun sôi nước cho vào bột, ban đầu nóng thì lấy thìa (đũa) khuấy đều, sau đó dùng tay nhào bột đến bột thành 1 khối có thể kéo dài mà không bị đứt (gẫy).
-
Bột nhào xong, ủ bột trong túi nilong để bột không bị khô. Lấy 1 chút để bọc dừa nặn thành trân châu nhân dừa.
-
Đun nước, khi nước sôi thì cho 1 chút đường vào, thả trân châu vào nồi, vừa thả vừa khuấy đều để trân châu không bị dính vào nhau.
-
Nặn xong không dùng hết ta có thể cho vào hộp và bảo quản ngăn đá tủ lạnh thoải mái. Khi nào luộc ta bỏ ra tầm 10’ thôi, đun nước sôi rồi luộc trân châu 15’
Cách làm trân châu nhân dừa hấp dẫn bởi phần cơm dừa giòn ngon bên trong, kết hợp lớp vỏ dai mềm bên ngoài. Hai hương vị tưởng chừng trái ngược nhau nhưng khi kết hợp lại, sẽ trở thành món topping cho các món chè thêm béo ngậy. Hãy bắt tay vào thực hiện ngay để tạo nên những món chè tráng miệng cực ngon cho gia đình cùng thưởng thức nhé!
Nguồn: Dang Ngoc Diep
#daynauan #bep360 #họcnấuăn #mónănngon #dạynấuăn #monngonmoingay