Xét về ngũ vị trong ẩm thực, vị chua đóng vai trò khá quan trọng ở vùng đất nhiệt đới như nước ta. Ngày nắng nóng, tô canh chua vừa giúp cân bằng thân nhiệt, vừa bổ sung nước cho cơ thể, lại hợp khẩu vị. Món ăn này vì thế mà phổ biến ở cả ba miền, dù cách tạo vị chua mỗi nơi mang một sắc thái riêng.

Vị chua thanh miền Bắc

Vị chua của miền Bắc phần nhiều xuất phát từ những loại gia vị lên men tự nhiên, như giấm nuôi, giấm bỗng, cơm mẻ. Món canh chua nổi nhất là riêu, từ riêu cua, riêu trai, riêu ốc đến riêu cá. Mỗi món có một vị chua khác nhau. Riêu cua, riêu ốc nấu với giấm bỗng rượu nếp vị thanh, nước trong và hương thơm nức mũi. Riêu cá đi cùng cơm mẻ, nước đục váng nhưng vị chua lại dịu dàng hơn.
Canh chua ba miền
Món riêu cua miền Bắc
Đơn giản hơn là cách nấu canh tép với dưa muối, dằn thêm chút giấm ngon. Điều đặc biệt của những loại gia vị lên men ở miền Bắc là chất chua thanh, thường chỉ đủ làm nền cho những hương vị khác thêm phần đậm đà. Người Bắc không cho đường và ớt vào món canh bởi thích vị chua nhẹ nhàng và tinh tế tự nhiên.

Trái chua có đủ cà chua, thơm, khế, me, nhưng được ưa chuộng hơn cả là một vài loại quả đặc trưng trong vùng như tai chua, sấu, dọc, chanh cốm. Quả dọc nấu khá cầu kỳ, phải nướng thật chín, lột vỏ rồi nấu lại cho mềm để dằm lấy nước chua. Vị chua này được bổ sung vào món riêu cua cho “bắt mũi” hơn. Vị chua của chanh cốm lại được dùng để điểm tô cho món canh nấu từ trứng cá, trứng tôm cua cuối mùa giá rét cho thêm hấp dẫn.

Còn canh sấu được xem là món canh chua theo mùa hạng nhất của Hà Nội. Cách nấu không có gì phức tạp, chỉ cần sườn non hoặc thịt nạc thăn nấu cho mềm, thêm vài ba quả sấu xanh gọt vỏ, nêm nếm chút muối là đủ ngon. Mùa hạ là mùa sấu, trời nắng gay gắt nên chỉ cần thấy tô canh chua sấu và vài quả cà muối xổi là cái nóng bức như vơi đi một nửa.

Vị chua ẩn chát miền Trung
Canh khế nấu tép
 Đi vào miền Trung, vị chua của cây trái được dùng nhiều hơn, phổ biến nhất là khế, thơm, cà chua, tai chua... Bữa cơm dân dã thường có tô canh chua hến hay tép nấu khế chua, hoặc vài ba loại cá biển nấu cà. Chất chua của khế, của cà có lẫn chút vị ngọt, được dặm bằng vị chan chát của rau răm (có khi là quả vả), tạo thành một tổng hòa “chua - chát” rất đặc biệt của miền Trung.

Điều này được nhiều đầu bếp lý giải rằng hầu hết nguyên liệu nấu canh chua của vùng đất hẹp ven biển này là hải sản, nên chát là thứ vị cần thiết vừa để át mùi tanh, vừa để dung hòa vị chua gắt, mà khi kết hợp lại, hai vị này có thêm chút ngọt hậu rất đặc biệt cho món ăn.

Ngoài ra, những loại rau quả muối lên men như măng ngâm chua, dưa cải, cà muối, rau muống muối... cũng tạo thành những gia vị nấu chua cho tô canh miền Trung. “Gây thèm” nhất có lẽ là nhút (mít non và xơ mít muối chua), vốn được xem là món ăn nhà nghèo những mùa thóc cao gạo kém hay lụt ngập trắng đồng.

Nhút kết hợp với thực phẩm nào cũng có thể tạo thành món canh chua ngon, từ mớ tép bạc, hến xúc dưới cồn hay sang hơn là thịt ba rọi hay thịt bò bằm nhuyễn, nêm bằng rau răm. Và như mọi món ăn miền Trung khác, canh chua xứ này không bao giờ thiếu vị cay của ớt. Tô canh chua tuy đơn giản, nhưng cũng đầy đủ vị chua, cay, mặn, ngọt, béo, bùi.

Phong phú vị chua miền Nam
Canh chua - món ăn quen thuộc của người Việt
Trong việc đối phó với mùa nắng, người dân Nam bộ có lẽ thuộc hàng dày dạn hơn với món ăn chống nóng đầy chất chua. Vị chua của ẩm thực Nam bộ thường được tạo ra từ các sản vật phong phú của vùng đất này như cà chua, thơm, me, khế, chùm ruột, chanh, trái giác, trái bần, me đất hoa vàng... Chỉ cần có con cá và rau xanh là có thể cho ra đời trăm thứ canh, chục thứ lẩu.

Tô canh chua miền Nam rất “hoành tráng” và chất lượng, thể hiện sự trù phú của vùng đất này: cá cắt khúc lớn, nước thật chua và rau thật nhiều. Món đơn giản nhất là canh chua cá cũng phải có ít nhất năm ba loại trái chua căn bản như me, thơm, cà chua. Do vậy, vị chua miền Nam phần nhiều xuất thân từ cây trái, nên vừa có chất tươi, vừa đa dạng và nhiều sắc thái. Để tổng hòa vị chua ấy, người dân Nam bộ nêm một chút đường để “dằn” lại. Nấu canh chua kiểu miền Nam mà thiếu đường thì không thể ra đúng chất được.

Vị chua Nam bộ còn được tạo từ những loại trái dân dã như trái giác, trái bần, chùm ruột vốn mọc hoang bờ bãi khắp nơi ở miền Tây. Mùa cá đồng rộ, hái trái bần, trái giác chín về cho vào nước sôi dằm ra, cùng với bông so đũa, điên điển là có được nồi canh chua ngọt lành. Vùng đất này cũng phong phú các loại lá chua như lá giang, lá me, lá giấm... hợp với những người thích vị chua nhẹ nhàng.

Canh chua thịt gà lá giang đang là món ăn được người thành thị ưa chuộng, nhờ vị chua “đằm thắm” không gắt. Lá giấm thường được nấu với tôm đất hay cá chốt, cá linh khi rộ mùa, thịt thơm và béo ngậy, có khi còn ôm bụng trứng căng phồng thật ngon.

Ngoài ra còn phải kể đến cách nấu chua từ động vật, mà tiêu biểu là canh nấu bằng trứng kiến hay kiến vàng non. Ở những nhà có vườn cây thì đây là món ăn luôn có sẵn, chỉ cần bắt nguyên ổ kiến, gạt bớt kiến lớn rồi cứ thế cho vào nồi là có được nước dùng chua với hương vị rất đặc biệt. Canh trứng kiến chỉ cần thêm vài thứ rau quanh nhà là đủ, không cần cầu kỳ.
Lẩu cá nấu chua và các loài hoa Nam bộ
Từ nồi canh chua, người dân Nam bộ phát triển thành món lẩu chua, cốt để ăn được nhiều rau hơn. Theo nhiều tài liệu về văn hóa ẩm thực, canh chua Nam bộ thường được xem là món ăn điển hình cho thuyết “ngũ hành” trong ẩm thực.

Ngoài vị chua căn bản, người ăn còn tìm thấy trong món ăn này vị ngọt của nhiều sản vật ruộng đồng như cá, tôm, vị đắng của những thứ rau vườn như rau đắng, so đũa, kèo nèo, vị cay của ớt hiểm, vị chát của bắp chuối, đậu bắp, rau ngổ, rau nhút, bạc hà và vị mặn từ nước mắm ngon. Tô canh chua đủ sắc, đủ vị, đủ cả âm dương ngũ hành, nên mùa nào, tháng nào cũng là lựa chọn hàng đầu của người dân vùng đất phương Nam.

Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần


Canh chua ba miền

Xét về ngũ vị trong ẩm thực, vị chua đóng vai trò khá quan trọng ở vùng đất nhiệt đới như nước ta. Ngày nắng nóng, tô canh chua vừa giúp cân bằng thân nhiệt, vừa bổ sung nước cho cơ thể, lại hợp khẩu vị. Món ăn này vì thế mà phổ biến ở cả ba miền, dù cách tạo vị chua mỗi nơi mang một sắc thái riêng.

Vị chua thanh miền Bắc

Vị chua của miền Bắc phần nhiều xuất phát từ những loại gia vị lên men tự nhiên, như giấm nuôi, giấm bỗng, cơm mẻ. Món canh chua nổi nhất là riêu, từ riêu cua, riêu trai, riêu ốc đến riêu cá. Mỗi món có một vị chua khác nhau. Riêu cua, riêu ốc nấu với giấm bỗng rượu nếp vị thanh, nước trong và hương thơm nức mũi. Riêu cá đi cùng cơm mẻ, nước đục váng nhưng vị chua lại dịu dàng hơn.
Canh chua ba miền
Món riêu cua miền Bắc
Đơn giản hơn là cách nấu canh tép với dưa muối, dằn thêm chút giấm ngon. Điều đặc biệt của những loại gia vị lên men ở miền Bắc là chất chua thanh, thường chỉ đủ làm nền cho những hương vị khác thêm phần đậm đà. Người Bắc không cho đường và ớt vào món canh bởi thích vị chua nhẹ nhàng và tinh tế tự nhiên.

Trái chua có đủ cà chua, thơm, khế, me, nhưng được ưa chuộng hơn cả là một vài loại quả đặc trưng trong vùng như tai chua, sấu, dọc, chanh cốm. Quả dọc nấu khá cầu kỳ, phải nướng thật chín, lột vỏ rồi nấu lại cho mềm để dằm lấy nước chua. Vị chua này được bổ sung vào món riêu cua cho “bắt mũi” hơn. Vị chua của chanh cốm lại được dùng để điểm tô cho món canh nấu từ trứng cá, trứng tôm cua cuối mùa giá rét cho thêm hấp dẫn.

Còn canh sấu được xem là món canh chua theo mùa hạng nhất của Hà Nội. Cách nấu không có gì phức tạp, chỉ cần sườn non hoặc thịt nạc thăn nấu cho mềm, thêm vài ba quả sấu xanh gọt vỏ, nêm nếm chút muối là đủ ngon. Mùa hạ là mùa sấu, trời nắng gay gắt nên chỉ cần thấy tô canh chua sấu và vài quả cà muối xổi là cái nóng bức như vơi đi một nửa.

Vị chua ẩn chát miền Trung
Canh khế nấu tép
 Đi vào miền Trung, vị chua của cây trái được dùng nhiều hơn, phổ biến nhất là khế, thơm, cà chua, tai chua... Bữa cơm dân dã thường có tô canh chua hến hay tép nấu khế chua, hoặc vài ba loại cá biển nấu cà. Chất chua của khế, của cà có lẫn chút vị ngọt, được dặm bằng vị chan chát của rau răm (có khi là quả vả), tạo thành một tổng hòa “chua - chát” rất đặc biệt của miền Trung.

Điều này được nhiều đầu bếp lý giải rằng hầu hết nguyên liệu nấu canh chua của vùng đất hẹp ven biển này là hải sản, nên chát là thứ vị cần thiết vừa để át mùi tanh, vừa để dung hòa vị chua gắt, mà khi kết hợp lại, hai vị này có thêm chút ngọt hậu rất đặc biệt cho món ăn.

Ngoài ra, những loại rau quả muối lên men như măng ngâm chua, dưa cải, cà muối, rau muống muối... cũng tạo thành những gia vị nấu chua cho tô canh miền Trung. “Gây thèm” nhất có lẽ là nhút (mít non và xơ mít muối chua), vốn được xem là món ăn nhà nghèo những mùa thóc cao gạo kém hay lụt ngập trắng đồng.

Nhút kết hợp với thực phẩm nào cũng có thể tạo thành món canh chua ngon, từ mớ tép bạc, hến xúc dưới cồn hay sang hơn là thịt ba rọi hay thịt bò bằm nhuyễn, nêm bằng rau răm. Và như mọi món ăn miền Trung khác, canh chua xứ này không bao giờ thiếu vị cay của ớt. Tô canh chua tuy đơn giản, nhưng cũng đầy đủ vị chua, cay, mặn, ngọt, béo, bùi.

Phong phú vị chua miền Nam
Canh chua - món ăn quen thuộc của người Việt
Trong việc đối phó với mùa nắng, người dân Nam bộ có lẽ thuộc hàng dày dạn hơn với món ăn chống nóng đầy chất chua. Vị chua của ẩm thực Nam bộ thường được tạo ra từ các sản vật phong phú của vùng đất này như cà chua, thơm, me, khế, chùm ruột, chanh, trái giác, trái bần, me đất hoa vàng... Chỉ cần có con cá và rau xanh là có thể cho ra đời trăm thứ canh, chục thứ lẩu.

Tô canh chua miền Nam rất “hoành tráng” và chất lượng, thể hiện sự trù phú của vùng đất này: cá cắt khúc lớn, nước thật chua và rau thật nhiều. Món đơn giản nhất là canh chua cá cũng phải có ít nhất năm ba loại trái chua căn bản như me, thơm, cà chua. Do vậy, vị chua miền Nam phần nhiều xuất thân từ cây trái, nên vừa có chất tươi, vừa đa dạng và nhiều sắc thái. Để tổng hòa vị chua ấy, người dân Nam bộ nêm một chút đường để “dằn” lại. Nấu canh chua kiểu miền Nam mà thiếu đường thì không thể ra đúng chất được.

Vị chua Nam bộ còn được tạo từ những loại trái dân dã như trái giác, trái bần, chùm ruột vốn mọc hoang bờ bãi khắp nơi ở miền Tây. Mùa cá đồng rộ, hái trái bần, trái giác chín về cho vào nước sôi dằm ra, cùng với bông so đũa, điên điển là có được nồi canh chua ngọt lành. Vùng đất này cũng phong phú các loại lá chua như lá giang, lá me, lá giấm... hợp với những người thích vị chua nhẹ nhàng.

Canh chua thịt gà lá giang đang là món ăn được người thành thị ưa chuộng, nhờ vị chua “đằm thắm” không gắt. Lá giấm thường được nấu với tôm đất hay cá chốt, cá linh khi rộ mùa, thịt thơm và béo ngậy, có khi còn ôm bụng trứng căng phồng thật ngon.

Ngoài ra còn phải kể đến cách nấu chua từ động vật, mà tiêu biểu là canh nấu bằng trứng kiến hay kiến vàng non. Ở những nhà có vườn cây thì đây là món ăn luôn có sẵn, chỉ cần bắt nguyên ổ kiến, gạt bớt kiến lớn rồi cứ thế cho vào nồi là có được nước dùng chua với hương vị rất đặc biệt. Canh trứng kiến chỉ cần thêm vài thứ rau quanh nhà là đủ, không cần cầu kỳ.
Lẩu cá nấu chua và các loài hoa Nam bộ
Từ nồi canh chua, người dân Nam bộ phát triển thành món lẩu chua, cốt để ăn được nhiều rau hơn. Theo nhiều tài liệu về văn hóa ẩm thực, canh chua Nam bộ thường được xem là món ăn điển hình cho thuyết “ngũ hành” trong ẩm thực.

Ngoài vị chua căn bản, người ăn còn tìm thấy trong món ăn này vị ngọt của nhiều sản vật ruộng đồng như cá, tôm, vị đắng của những thứ rau vườn như rau đắng, so đũa, kèo nèo, vị cay của ớt hiểm, vị chát của bắp chuối, đậu bắp, rau ngổ, rau nhút, bạc hà và vị mặn từ nước mắm ngon. Tô canh chua đủ sắc, đủ vị, đủ cả âm dương ngũ hành, nên mùa nào, tháng nào cũng là lựa chọn hàng đầu của người dân vùng đất phương Nam.

Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần


Đọc thêm..
Tự làm cơm cháy thế này vừa rẻ vừa tiết kiệm lại an toàn, đảm bảo vệ sinh và ngon hơn loại cơm cháy ở ngoài nhiều đấy!

Nguyên liệu:

Cơm nguội 2 bát

Hành phi

Dầu bạn đã dùng để phi hành

Dầu ăn, gia vị: mắm, đường.

Bước 1:

Cơm nguội cho ra đĩa, ép mỏng rồi dùng dao cắt thành từng khoanh, tránh để gẫy nát.

Bước 2:

Đun sôi 1 muỗng canh nước và 1 muỗng nhỏ đầy đường.

Trong một bát nhỏ bạn trộn 1 muỗng canh nước mắm, chút ớt bột và ít dầu hành với nước đường vừa đun ở trên.

Bước 3:
Làm nóng chảo trên bếp, với nhiều dầu, đun cho dầu sôi thì lần lượt thả từng miếng cơm nguội vào chiên vàng.

Cơm chín vàng 2 mặt bạn vớt ra để lên giấy thấm dầu.

Bước 4:

Khi cơm còn nóng bạn rướí hỗn hợp mắm đường lên, rắc thêm chút hành phi, dùng nóng hay nguội đều rất ngon.

Với món này bạn có thể làm nhiều cất vào túi nylon dùng dần cũng được nhé!

Mỗi khi nấu cơm dư, nhà ăn không hết để lâu lại sợ cơm hư thì uổng nên mình bày ra món cơm cháy mỡ hành. Món này ở nhà mình làm xong để đến chiều là hết veo, không kịp giữ lại cho ngày mai. Miếng cơm cháy giòn rụm mặn mặn ngọt ngọt lại thơm béo vị hành phi ngon tuyệt! Nếu bạn đã từng thử và thích món cơm cháy được bán rất nhiều bên ngoài thì hãy thử tự làm cơm cháy kiểu này nhé; riêng cá nhân mình thì thấy làm cơm cháy thế này vừa rẻ vừa tiết kiệm lại an toàn, đảm bảo vệ sinh và ngon hơn loại cơm cháy ở ngoài nhiều đấy!

Chúc các bạn thành công và ngon miệng nhé!

Xem Thêm video hướng dẫn :

Tự Làm Cơm Cháy Ngon giòn rụm ( Video hướng dẫn )

Tự làm cơm cháy thế này vừa rẻ vừa tiết kiệm lại an toàn, đảm bảo vệ sinh và ngon hơn loại cơm cháy ở ngoài nhiều đấy!

Nguyên liệu:

Cơm nguội 2 bát

Hành phi

Dầu bạn đã dùng để phi hành

Dầu ăn, gia vị: mắm, đường.

Bước 1:

Cơm nguội cho ra đĩa, ép mỏng rồi dùng dao cắt thành từng khoanh, tránh để gẫy nát.

Bước 2:

Đun sôi 1 muỗng canh nước và 1 muỗng nhỏ đầy đường.

Trong một bát nhỏ bạn trộn 1 muỗng canh nước mắm, chút ớt bột và ít dầu hành với nước đường vừa đun ở trên.

Bước 3:
Làm nóng chảo trên bếp, với nhiều dầu, đun cho dầu sôi thì lần lượt thả từng miếng cơm nguội vào chiên vàng.

Cơm chín vàng 2 mặt bạn vớt ra để lên giấy thấm dầu.

Bước 4:

Khi cơm còn nóng bạn rướí hỗn hợp mắm đường lên, rắc thêm chút hành phi, dùng nóng hay nguội đều rất ngon.

Với món này bạn có thể làm nhiều cất vào túi nylon dùng dần cũng được nhé!

Mỗi khi nấu cơm dư, nhà ăn không hết để lâu lại sợ cơm hư thì uổng nên mình bày ra món cơm cháy mỡ hành. Món này ở nhà mình làm xong để đến chiều là hết veo, không kịp giữ lại cho ngày mai. Miếng cơm cháy giòn rụm mặn mặn ngọt ngọt lại thơm béo vị hành phi ngon tuyệt! Nếu bạn đã từng thử và thích món cơm cháy được bán rất nhiều bên ngoài thì hãy thử tự làm cơm cháy kiểu này nhé; riêng cá nhân mình thì thấy làm cơm cháy thế này vừa rẻ vừa tiết kiệm lại an toàn, đảm bảo vệ sinh và ngon hơn loại cơm cháy ở ngoài nhiều đấy!

Chúc các bạn thành công và ngon miệng nhé!

Xem Thêm video hướng dẫn :

Đọc thêm..
Những nguyên liệu như trứng, giò lụa, mắm tôm... đã làm nên hương vị rất đặc trưng của món bún thang. Bạn hãy trổ tài làm món ăn rất Hà Nội này. Thời gian chuẩn bị và chế biến 50 phút. Dành cho 4 người ăn.

Nguyên liệu

- Bún rối : 600 gr
- Thịt lườn gà : 200 gr
- Trứng gà : 2 quả
- Giò lụa xắt sợi : 200 gr
- Củ cải khô : 50 gr
- Xương heo : 500 gr
- Tôm khô : 70 gr
- Rượu trắng : 1 thìa cà phê
- Rau răm, hành tươi xắt nhỏ.
- Bột nêm, mắm tôm, giấm.
Bún thang Hà Nội
Cách làm
- Thịt gà luộc chín, xé nhỏ. Củ cải khô ngâm nở, rửa lại bằng nước sạch, ướp với một chuít bột nêm và giấm.
- Đập trứng ra tô, cho rượu trắng đánh bông đều với một chút bột nêm rồi tráng thật mỏng, xắt sợi.
- Rửa sạch xương heo, cho vào nồi nước luộc gà ninh cùng với 20 gr tôm khô, nêm bột nêm vừa miệng (khi ninh không được đậy vung tránh mùi hoi).
- Số tôm khô còn lại, trần qua nước sôi, để ráo, đem làm ruốc tôm.
- Trần bún bằng nước sôi, cho vào tô, lần lượt xếp giò, thịt gà, trứng, củ cải, ruốc tôm, rau răm, hành mỗi thứ một góc, chan ngập nước dùng.

Tùy theo sở thích từng người mà nêm thêm mắm tôm.

Xem thêm video hướng dẫn :


Cách nấu Bún thang Hà Nội tại nhà ( Video hướng dẫn )

Những nguyên liệu như trứng, giò lụa, mắm tôm... đã làm nên hương vị rất đặc trưng của món bún thang. Bạn hãy trổ tài làm món ăn rất Hà Nội này. Thời gian chuẩn bị và chế biến 50 phút. Dành cho 4 người ăn.

Nguyên liệu

- Bún rối : 600 gr
- Thịt lườn gà : 200 gr
- Trứng gà : 2 quả
- Giò lụa xắt sợi : 200 gr
- Củ cải khô : 50 gr
- Xương heo : 500 gr
- Tôm khô : 70 gr
- Rượu trắng : 1 thìa cà phê
- Rau răm, hành tươi xắt nhỏ.
- Bột nêm, mắm tôm, giấm.
Bún thang Hà Nội
Cách làm
- Thịt gà luộc chín, xé nhỏ. Củ cải khô ngâm nở, rửa lại bằng nước sạch, ướp với một chuít bột nêm và giấm.
- Đập trứng ra tô, cho rượu trắng đánh bông đều với một chút bột nêm rồi tráng thật mỏng, xắt sợi.
- Rửa sạch xương heo, cho vào nồi nước luộc gà ninh cùng với 20 gr tôm khô, nêm bột nêm vừa miệng (khi ninh không được đậy vung tránh mùi hoi).
- Số tôm khô còn lại, trần qua nước sôi, để ráo, đem làm ruốc tôm.
- Trần bún bằng nước sôi, cho vào tô, lần lượt xếp giò, thịt gà, trứng, củ cải, ruốc tôm, rau răm, hành mỗi thứ một góc, chan ngập nước dùng.

Tùy theo sở thích từng người mà nêm thêm mắm tôm.

Xem thêm video hướng dẫn :


Đọc thêm..
 Hạt sen tươi, vải chớm chín, thạch sữa đậu nành quyện hương lá nếp thành món chè thanh mát rất dễ ăn.

Nguyên liệu

Sữa đậu nành: 500ml

Hạt sen tươi: 100gr

Hạt sen khô: 50gr

Bột rau câu deo: 3gr

Vải thiều 20 – 30 trái, hoa nhài 20 nụ, đường phèn, lá dứa/ lá nếp 4 lá, muối, đường cát trắng, sữa tươi (tùy ý)
Chè trái vải hạt sen ngọt thanh mùa hè
Cách làm:


Hạt sen khô ngâm nước cho nở. Hạt sen tươi tách lấy tâm sen. Cho hạt sen vào nước lạnh, bỏ vài hạt muối, luộc sôi trong 5 phút rồi chắt bỏ nước, xả sạch. Tiếp tục cho nước lạnh mới vào ninh nhừ. Lúc này hạt sen đã nhừ. Thả lá dứa và đường phèn vào nấu sôi. Nếm cho ngọt vừa ăn. Trái vải bóc vỏ, tách bỏ hạt. Ướp vải với hoa nhài trong hộp kín và bỏ tủ lạnh cho tới khi dùng (khoảng 1 tiếng). Hòa tan bột rau câu với sữa đậu nành. Để 20 đến 30 phút cho rau câu ngậm đủ nước.


Bắc nồi sữa đậu nành lên bếp. Thêm chút đường cho thạch có vị ngọt nhẹ dễ ăn. Đun nhỏ lửa và khuấy đều tay. Chú ý chỉ để sữa đậu sôi lăn tăn, tránh để sôi bùng sữa sẽ bị khê hoặc trào, làm mất mùi thơm. Sữa sôi khoảng 3 phút sẽ dày lên. Nhắc xuống và đổ ngay ra khuôn, đợi nguội.


Thạch nguội: cắt miếng và ướp lạnh. Khi ăn xếp thạch, vải và hạt sen vào bát. Chan nước hạt sen vào. Vì các thành phần của chè đều đã được ướp lạnh nên khi ăn không cần phải thêm đá. Đường phèn tạo vị ngọt nhẹ thơm và có tính giải nhiệt. Ta nêm đường vừa phải để món chè có vị thanh mát, nhẹ nhàng. Có thể thay sữa đậu nành bằng sữa tươi để nấu thạch. Bạn cũng có thể xay lá dứa với ít sữa đậu nành, lọc bỏ xác lấy nước cho vào thạch để thêm màu sắc thanh mát cho chén chè mùa hè.

Theo Bếp gia đình

Chè trái vải hạt sen ngọt thanh mùa hè

 Hạt sen tươi, vải chớm chín, thạch sữa đậu nành quyện hương lá nếp thành món chè thanh mát rất dễ ăn.

Nguyên liệu

Sữa đậu nành: 500ml

Hạt sen tươi: 100gr

Hạt sen khô: 50gr

Bột rau câu deo: 3gr

Vải thiều 20 – 30 trái, hoa nhài 20 nụ, đường phèn, lá dứa/ lá nếp 4 lá, muối, đường cát trắng, sữa tươi (tùy ý)
Chè trái vải hạt sen ngọt thanh mùa hè
Cách làm:


Hạt sen khô ngâm nước cho nở. Hạt sen tươi tách lấy tâm sen. Cho hạt sen vào nước lạnh, bỏ vài hạt muối, luộc sôi trong 5 phút rồi chắt bỏ nước, xả sạch. Tiếp tục cho nước lạnh mới vào ninh nhừ. Lúc này hạt sen đã nhừ. Thả lá dứa và đường phèn vào nấu sôi. Nếm cho ngọt vừa ăn. Trái vải bóc vỏ, tách bỏ hạt. Ướp vải với hoa nhài trong hộp kín và bỏ tủ lạnh cho tới khi dùng (khoảng 1 tiếng). Hòa tan bột rau câu với sữa đậu nành. Để 20 đến 30 phút cho rau câu ngậm đủ nước.


Bắc nồi sữa đậu nành lên bếp. Thêm chút đường cho thạch có vị ngọt nhẹ dễ ăn. Đun nhỏ lửa và khuấy đều tay. Chú ý chỉ để sữa đậu sôi lăn tăn, tránh để sôi bùng sữa sẽ bị khê hoặc trào, làm mất mùi thơm. Sữa sôi khoảng 3 phút sẽ dày lên. Nhắc xuống và đổ ngay ra khuôn, đợi nguội.


Thạch nguội: cắt miếng và ướp lạnh. Khi ăn xếp thạch, vải và hạt sen vào bát. Chan nước hạt sen vào. Vì các thành phần của chè đều đã được ướp lạnh nên khi ăn không cần phải thêm đá. Đường phèn tạo vị ngọt nhẹ thơm và có tính giải nhiệt. Ta nêm đường vừa phải để món chè có vị thanh mát, nhẹ nhàng. Có thể thay sữa đậu nành bằng sữa tươi để nấu thạch. Bạn cũng có thể xay lá dứa với ít sữa đậu nành, lọc bỏ xác lấy nước cho vào thạch để thêm màu sắc thanh mát cho chén chè mùa hè.

Theo Bếp gia đình
Đọc thêm..
Món thịt kho kiểu này ăn rất đậm đà, vị mặn ngọt hài hòa, đưa cơm, màu sắc thì rất bắt mắt.
Sườn heo om gừng tỏi
Nguyên liệu gồm có:
- 500gr sườn non.
- Nước mắm ngon.
- 1 củ tỏi lớn.
- 1 củ gừng.
- 1 viên đường phèn chừng 20gr.

Thực hiện:

- Sườn non chặt khúc, rửa nước muối cho sạch, để ráo.

- Ướp sườn với 2 muỗng cafe bột nêm, 1 muỗng cafe đường, ướp khoảng15 phút cho thịt ngấm gia vị.

- Gừng thái lát, đập dập.

- Tỏi lột vỏ để nguyên tép, đập dập.

- Bắc chảo lên bếp, cho 1 muỗng canh dầu ăn, để cục đường phèn vào, đợi cho đến khi đường tan chảy, chuyển sang màu cánh gián...

... bạn cho tỏi và gừng, sườn vào đảo đều để sườn, tỏi, gừng ngấm màu vàng.

- Chuẩn bị nồi (nếu có nồi đất càng tốt), bạn xếp 1 lớp gừng, 1 lớp tỏi, cuối cùng là lớp sườn, cho nước mắm, nêm nếm vừa khẩu vị, đậy nắp lại, rim cho đến khi nước keo lại là được.

- Lấy sườn ra đĩa, ăn cùng cơm nóng.

Sườn heo om gừng tỏi vừa lạ vừa quen, ăn với cơm trắng kèm theo vài lát ớt sẽ rất ngon. Món ăn này lạ miệng do thơm mùi gừng và tỏi, hơn thế bạn có thể ăn những tép tỏi được rim thấm gia vị thật vui miệng. Đúng là một gợi ý hay cho bữa cơm gia đình bạn phải không nào!!

Chúc các bạn thành công và ngon miệng nhé!

Theo afamily

Sườn heo om gừng tỏi

Món thịt kho kiểu này ăn rất đậm đà, vị mặn ngọt hài hòa, đưa cơm, màu sắc thì rất bắt mắt.
Sườn heo om gừng tỏi
Nguyên liệu gồm có:
- 500gr sườn non.
- Nước mắm ngon.
- 1 củ tỏi lớn.
- 1 củ gừng.
- 1 viên đường phèn chừng 20gr.

Thực hiện:

- Sườn non chặt khúc, rửa nước muối cho sạch, để ráo.

- Ướp sườn với 2 muỗng cafe bột nêm, 1 muỗng cafe đường, ướp khoảng15 phút cho thịt ngấm gia vị.

- Gừng thái lát, đập dập.

- Tỏi lột vỏ để nguyên tép, đập dập.

- Bắc chảo lên bếp, cho 1 muỗng canh dầu ăn, để cục đường phèn vào, đợi cho đến khi đường tan chảy, chuyển sang màu cánh gián...

... bạn cho tỏi và gừng, sườn vào đảo đều để sườn, tỏi, gừng ngấm màu vàng.

- Chuẩn bị nồi (nếu có nồi đất càng tốt), bạn xếp 1 lớp gừng, 1 lớp tỏi, cuối cùng là lớp sườn, cho nước mắm, nêm nếm vừa khẩu vị, đậy nắp lại, rim cho đến khi nước keo lại là được.

- Lấy sườn ra đĩa, ăn cùng cơm nóng.

Sườn heo om gừng tỏi vừa lạ vừa quen, ăn với cơm trắng kèm theo vài lát ớt sẽ rất ngon. Món ăn này lạ miệng do thơm mùi gừng và tỏi, hơn thế bạn có thể ăn những tép tỏi được rim thấm gia vị thật vui miệng. Đúng là một gợi ý hay cho bữa cơm gia đình bạn phải không nào!!

Chúc các bạn thành công và ngon miệng nhé!

Theo afamily
Đọc thêm..
1. Khoai tây nướng

Món ăn ngon miệng này sẽ giúp làm dịu bớt cơn đau, đặc biệt là những cơn đau đầu có liên quan đến chất cồn trong bia rượu. Cồn là chất gây lợi tiểu. Do đó, chúng không chỉ khử nước mà còn làm cơ thể mất đi những chất điện phân như kali. Ăn những thực phẩm giàu kali chính là biện pháp làm nhẹ bớt những “tàn tích” của chất cồn còn tồn tại trong cơ thể có liên quan đến việc đau đầu. Thật đáng ngạc nhiên là lượng kali trong một củ khoai tây nướng (còn cả vỏ) lên tới 721 mg. Trong khi đó, một khẩu phần chuối tương đương chỉ chứa 467 mg
Chế độ ăn cho bệnh nhức đầu đau đầu
2. Dưa hấu

Mất nước cũng là một trong những nguyên nhân chính gây đau đầu. Do vậy thay vì uống ngay một viên giảm đau để nhanh chóng thoát khỏi những triệu chứng khó chịu do cơn đau đầu gây ra, hãy ăn những thực phấm chứa nhiều nước như dưa hấu. Lượng nước tự nhiên trong rau xanh và trái cây có chứa nhiều khoáng chất thiết yếu như ma-giê. Đây chính là bí quyết để ngăn ngừa cơn đau xảy ra. Món sinh tố dưa hấu gồm 2 chén dưa đã tách hạt, 1/2 hũ sữa chua, chút xíu mật ong và 1/2 thìa gừng thái nhỏ sẽ là lựa chọn tuyệt vời nhất giúp cung cấp nước cho cơ thể. Gừng còn làm giảm buồn nôn, một triệu chứng thường gặp khi bị đau đầu. Một số thực phẩm có nhiều nước khác là dâu, dưa chuột, súp, bột yến mạch, cà chua và rau diếp.

3. Thức ăn giàu carbonhydrate

Những người thường ăn thiếu tinh bột lưu ý: quá ít carbonhydrate trong khẩu phần có thể là nguyên nhân gây ra chứng đau đầu mà bạn đang gặp phải. Nếu chế độ ăn có quá ít carbonhydrate, mức dự trữ glycogen sẽ suy giảm – đây lại là nguồn năng lượng chính cung cấp cho não. Điều này còn đẩy nhanh khả năng mất nước trong cơ thể, gây ra sự thiếu nước. Bằng cách hạn chế nguồn năng lượng của não và gây ra sự mất nước, chế độ ăn có quá ít carbonhydrate chính là nguồn gốc gây ra những cơn đau đầu. Do đó, cần xây dựng một chế độ ăn giàu carbonhydrate bằng việc tập trung vào những loại thực phẩm như bánh mì làm từ bột mì thô, bột yến mạch, trái cây hoặc sữa chua. Một chế độ ăn giàu carbonhydrate còn giúp cải thiện tinh thần vì chúng kích thích cơ thể giải phóng ra nhiều serotonin, một hóc-môn có tác dụng làm dịu thần kinh.

4. Hạnh nhân

Các kết quả nghiên cứu cho thấy lượng ma-giê được tìm thấy trong hạnh nhân có thể bảo vệ cơ thể khỏi sự “tấn công” của cơn đau đầu bằng cách làm dịu các mạch máu. Theo các chuyên gia, có thể làm giảm bớt các triệu chứng ở những người mắc chứng đau nửa đầu bằng một chế độ ăn giàu ma-giê. Những thực phẩm giàu ma-giê bao gồm: chuối, mơ khô, bơ, hạnh nhân, hạt điều, gạo thô, các loại cây họ đậu và hạt.

5. Sữa chua

Để đối phó với cơn đau đầu, cơ thể phải cần tới canxi. Bộ não sẽ dựa vào canxi để hoạt động hiệu quả hơn. Chính vì vậy, cần chú ý tăng cường những thực phẩm chứa nhiều canxi trong bữa ăn như sữa chua không béo. Đây là một nguồn cung cấp canxi rất tốt cho cơ thể, không chứa đường mà lại có nhiều probiotic, những vi khuẩn rất có lợi cho ruột.

6. Hạt vừng

Những hạt vừng tuy bé xíu nhưng lại chứa khá nhiều chất dinh dưỡng. Hạt vừng giàu vitamin E, góp phần giữ cho mức estrogen luôn ổn định và ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Chúng còn có khả năng cải thiện sự tuần hoàn, lại giàu ma-giê nên có thể ngăn ngừa chứng đau đầu rất tốt.

7. Rau bina

Rau bina đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm huyết áp và dịu bớt các cơn đau. Để có được một món salad vừa thơm ngon vừa có thể ngăn chặn cơn đau đầu, bạn hãy thay rau diếp bằng rau bina trong món ăn thông thường.

Theo thaythuoccuaban

Chế độ ăn cho bệnh nhức đầu đau đầu

1. Khoai tây nướng

Món ăn ngon miệng này sẽ giúp làm dịu bớt cơn đau, đặc biệt là những cơn đau đầu có liên quan đến chất cồn trong bia rượu. Cồn là chất gây lợi tiểu. Do đó, chúng không chỉ khử nước mà còn làm cơ thể mất đi những chất điện phân như kali. Ăn những thực phẩm giàu kali chính là biện pháp làm nhẹ bớt những “tàn tích” của chất cồn còn tồn tại trong cơ thể có liên quan đến việc đau đầu. Thật đáng ngạc nhiên là lượng kali trong một củ khoai tây nướng (còn cả vỏ) lên tới 721 mg. Trong khi đó, một khẩu phần chuối tương đương chỉ chứa 467 mg
Chế độ ăn cho bệnh nhức đầu đau đầu
2. Dưa hấu

Mất nước cũng là một trong những nguyên nhân chính gây đau đầu. Do vậy thay vì uống ngay một viên giảm đau để nhanh chóng thoát khỏi những triệu chứng khó chịu do cơn đau đầu gây ra, hãy ăn những thực phấm chứa nhiều nước như dưa hấu. Lượng nước tự nhiên trong rau xanh và trái cây có chứa nhiều khoáng chất thiết yếu như ma-giê. Đây chính là bí quyết để ngăn ngừa cơn đau xảy ra. Món sinh tố dưa hấu gồm 2 chén dưa đã tách hạt, 1/2 hũ sữa chua, chút xíu mật ong và 1/2 thìa gừng thái nhỏ sẽ là lựa chọn tuyệt vời nhất giúp cung cấp nước cho cơ thể. Gừng còn làm giảm buồn nôn, một triệu chứng thường gặp khi bị đau đầu. Một số thực phẩm có nhiều nước khác là dâu, dưa chuột, súp, bột yến mạch, cà chua và rau diếp.

3. Thức ăn giàu carbonhydrate

Những người thường ăn thiếu tinh bột lưu ý: quá ít carbonhydrate trong khẩu phần có thể là nguyên nhân gây ra chứng đau đầu mà bạn đang gặp phải. Nếu chế độ ăn có quá ít carbonhydrate, mức dự trữ glycogen sẽ suy giảm – đây lại là nguồn năng lượng chính cung cấp cho não. Điều này còn đẩy nhanh khả năng mất nước trong cơ thể, gây ra sự thiếu nước. Bằng cách hạn chế nguồn năng lượng của não và gây ra sự mất nước, chế độ ăn có quá ít carbonhydrate chính là nguồn gốc gây ra những cơn đau đầu. Do đó, cần xây dựng một chế độ ăn giàu carbonhydrate bằng việc tập trung vào những loại thực phẩm như bánh mì làm từ bột mì thô, bột yến mạch, trái cây hoặc sữa chua. Một chế độ ăn giàu carbonhydrate còn giúp cải thiện tinh thần vì chúng kích thích cơ thể giải phóng ra nhiều serotonin, một hóc-môn có tác dụng làm dịu thần kinh.

4. Hạnh nhân

Các kết quả nghiên cứu cho thấy lượng ma-giê được tìm thấy trong hạnh nhân có thể bảo vệ cơ thể khỏi sự “tấn công” của cơn đau đầu bằng cách làm dịu các mạch máu. Theo các chuyên gia, có thể làm giảm bớt các triệu chứng ở những người mắc chứng đau nửa đầu bằng một chế độ ăn giàu ma-giê. Những thực phẩm giàu ma-giê bao gồm: chuối, mơ khô, bơ, hạnh nhân, hạt điều, gạo thô, các loại cây họ đậu và hạt.

5. Sữa chua

Để đối phó với cơn đau đầu, cơ thể phải cần tới canxi. Bộ não sẽ dựa vào canxi để hoạt động hiệu quả hơn. Chính vì vậy, cần chú ý tăng cường những thực phẩm chứa nhiều canxi trong bữa ăn như sữa chua không béo. Đây là một nguồn cung cấp canxi rất tốt cho cơ thể, không chứa đường mà lại có nhiều probiotic, những vi khuẩn rất có lợi cho ruột.

6. Hạt vừng

Những hạt vừng tuy bé xíu nhưng lại chứa khá nhiều chất dinh dưỡng. Hạt vừng giàu vitamin E, góp phần giữ cho mức estrogen luôn ổn định và ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Chúng còn có khả năng cải thiện sự tuần hoàn, lại giàu ma-giê nên có thể ngăn ngừa chứng đau đầu rất tốt.

7. Rau bina

Rau bina đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm huyết áp và dịu bớt các cơn đau. Để có được một món salad vừa thơm ngon vừa có thể ngăn chặn cơn đau đầu, bạn hãy thay rau diếp bằng rau bina trong món ăn thông thường.

Theo thaythuoccuaban

Đọc thêm..
Tuyệt đối không nêm nước mắm + bột ngọt vào nồi phở sẽ làm cho xúp có vị chua và đen nồi phở mất ngon. Khi nào ăn thì múc xúp ra riêng cái tô, ai muốn ăn nước mắm thì cho vào nêm riêng. Sau đó mới chan xúp nêm xong lên trên mặt tô phở đã trình bày xong. Củ cải trắng làm cho nước lèo ngọt và công dụng hút hết chất đen để làm cho nồi phở trong.
Bí quyết nấu phở bò tuyệt ngon
Phở bò

Nguyên Liệu:

10 pounds xương ống bò
16 quartz (13 lít)nước
2 pounds thịt bò nạt thái mỏng ăn phở
2-3 pounds thịt nạm (flank)
1/2 miếng bò bắp khoảng 3 pounds
2 pounds gân bò
1 pound sách bò (0.454 kg)
3 củ hành tây size lớn
1 củ cải trắng lớn
4-6 lát gừng
2 trái thảo quả khô
4 star anise (hoa hồi)
1/2 cup hột ngò khô (húng)
1 cây quế khô cỡ ngón tây
Đường phèn, muối
Bánh phở tươi hoặc bánh phở khô
Rau thơm: húng quế, ngò gai, ngò ôm, hành lá
Giá tươi, tiêu, ớt hiểm, tương ớt

Cách Làm:

1. Rửa sạch xương bò. Bắc nồi nước 16 quartz nấu sôi lên, bỏ xương bò vào nấu cho sôi lên, tắt bết, đỗ nước dơ, rửa sạch xương bằng nước lạnh, lấy đũa moi hết tuỷ và mỡ trong xương ra, rửa thật sạch lại phía trong và ngoài, để riêng ra cái thau.
2. Bắc nồi nước lạnh lớn trên bếp nấu cho sôi lên, bỏ xương vào cho ngập nước + gừng + 1 onion nướng, không đẩy nấp, mở lửa riu riu hầm trong vòng 6-8 tiếng hoặc 12 tiếng cho chất ngọt của xương thấm vào nước.
3. Sau khi hầm xương xong, cho vào: Hột ngò cho vào lò nướng 350 degree(độ) cỡ 15-20 phút + củ cải xắt thành khúc cỡ 2-3 phân + 2 trái thảo quả khô + 4 star anises + quế, hầm thêm 15-20 phút. Tắt bếp. Vớt hết ra trừ xương.
4. Cho vào nồi 1 muỗng canh muối + 1 cục đường phèn bằng ngón chân cái. Nhớ vớt bọt thường xuyên.
5. Hầm thịt: thịt bò bắp + nạm + gân rửa sạch bằng nước lạnh pha muối. Cho vào nồi khác, nêm chút muối + đường, hầm 45′-1 tiếng cho bắp + nạm mềm lấy ra xả nước lạnh, xắt thật mỏng để riêng ra. Còn gân bò thì hầm 3-4 tiếng cho đến khi mềm. Nhớ vớt bọt thường xuyên. Khi gân mềm lấy ra xả nước lạnh, xắt miếng vừa ăn, xếp lên dĩa nạm + bò bắp cho gọn. Còn nồi nước xúp thì lấy 1 cái khăn sạch rửa sạch hoặc miếng vải mỏng rửa sạch, lọc lấy nước xúp và trong cho vào nồi xúp phở.
6. Thái thịt bò nạt thật mỏng. Còn “sách” thì lửa tổ ong thật là mỏng mới ngon, trụng sơ với 1 chén dấm + nước sôi, lấy ra xả nước lạnh, xắt miếng vừa ăn, xếp lên chung với step 5.
7. Rửa sạch rau sống để qua một bên. Hành lá xắt nhỏ + ớt hiểm xắt nhỏ, hành tây xắt sợi.
8. Trình bày: Ăn tới đâu thì luộc phở tới đó. Nấu nồi nước sôi chụn sơ bánh phở để vào tô, xếp hết các thứ thịt mỗi thứ một ít lên trên, chan nước lèo lên, cho vào rau sống. Dùng nóng.

Lưu ý cách nấu nước dùng ngon :

Nước dùng được sử dụng rất nhiều trong các món ăn của người Việt. Để có nồi nước dùng ngon cũng cần những bí quyết riêng. Mời bạn cùng tham khảo nhé!

Thời gian ninh

Thời gian nấu các loại nước dùng tùy thuộc vào từng loại nguyên liệu.

Chẳng hạn, nước dùng gà và lợn xưa thường nấu 4-6 giờ (vì trước chủ yếu là chăn thả tự nhiên, thịt chắc, vị ngọt, thành phần dinh dưỡng bền vững), nay thời gian đun ít hơn.

Riêng nước dùng bò thì ninh lâu hơn, từ 8 đến 10 giờ. Nước dùng thủy sản không nên đun quá 45 phút, nếu không sẽ đục và chua.

Cách ninh

Điều kiện đầu tiên để có nồi nước dùng thật trong, ngọt là bạn phải chọn nguyên liệu thật tươi, ngon rồi sau đó dùng kỹ thuật chế biến phù hợp.

Chẳng hạn, với nước dùng gà và lợn không nên sử dụng xương đầu nấu vì ôi. Xương hom và xương đuôi vừa ngọt vừa thơm.

Trước khi cho vào ninh, thịt, xương lợn gà cần chần qua một lần nước sôi (đun sôi, cho xương vào rồi bỏ nước này đi) để khử mùi hôi của thực phẩm và làm nước dùng trong.

Với xương bò, nhất là xương ống, trước khi ninh cần nướng với nhiệt độ cao thì nước dùng thơm, trong và ngon hơn.

Kỹ thuật đun

- Cho xương đã chần vào nước lạnh, đun to cho sôi lại nhanh, sau đó hạ nhỏ lửa cho sôi lăn tăn vài phút cho các bọt cứng lại rồi hớt sạch.

- Sau đó, cho cả quá trình sôi liu riu.

Gia vị đặc trưng cần thêm vào

Nước dùng bò

- Nước dùng bò không thể thiếu quế chi, thảo quả, hoa hồi, gừng, hành khô.

- Hành và gừng cho xuống gầm lò nướng cho chín nhưng không cháy vỏ (chính lớp vỏ đỏ của hành khô có tác dụng làm nước trong, màu đẹp), hoa hồi bẻ từng cánh, quế bẻ nhỏ, quả thảo lấy hạt vàng khô thơm dùng khăn chà xát cho sạch, giã, rồi gói bằng vải sạch, cho vào nồi nước dùng.

- Trên nồi nước dùng bò thường có lớp mỡ để giữ nhiệt, giữ được các tinh dầu thơm.

Nước dùng gà

- Nước dùng gà lợn thường có hành, hạt tiêu đập giập, gừng, nấm hương, chân nấm. Nước dùng gà lợn dùng ăn bún thang, tần, các món canh…

Lưu ý: Cách khắc phục nếu trót nấu nước dùng đục

- Lòng trắng trứng đánh tan, cho vào nước dùng (lúc nguội), đặt lên bếp vừa đun vừa khuấy đều cho các vẩn đục bám hết vào trứng.

- Băm thịt (nước dùng gì thì băm thịt ấy), trộn lòng trắng trứng, nấm hương cho vào nước dùng nguội sẽ làm nước dùng vừa trong vừa ngon hơn.

- Nếu nấu nước gà bị đục, cho tiếp xương gà vào đun cũng làm nước trong và ngon hơn.

Nguồn sưu tầm

Bí quyết nấu phở bò tuyệt ngon

Tuyệt đối không nêm nước mắm + bột ngọt vào nồi phở sẽ làm cho xúp có vị chua và đen nồi phở mất ngon. Khi nào ăn thì múc xúp ra riêng cái tô, ai muốn ăn nước mắm thì cho vào nêm riêng. Sau đó mới chan xúp nêm xong lên trên mặt tô phở đã trình bày xong. Củ cải trắng làm cho nước lèo ngọt và công dụng hút hết chất đen để làm cho nồi phở trong.
Bí quyết nấu phở bò tuyệt ngon
Phở bò

Nguyên Liệu:

10 pounds xương ống bò
16 quartz (13 lít)nước
2 pounds thịt bò nạt thái mỏng ăn phở
2-3 pounds thịt nạm (flank)
1/2 miếng bò bắp khoảng 3 pounds
2 pounds gân bò
1 pound sách bò (0.454 kg)
3 củ hành tây size lớn
1 củ cải trắng lớn
4-6 lát gừng
2 trái thảo quả khô
4 star anise (hoa hồi)
1/2 cup hột ngò khô (húng)
1 cây quế khô cỡ ngón tây
Đường phèn, muối
Bánh phở tươi hoặc bánh phở khô
Rau thơm: húng quế, ngò gai, ngò ôm, hành lá
Giá tươi, tiêu, ớt hiểm, tương ớt

Cách Làm:

1. Rửa sạch xương bò. Bắc nồi nước 16 quartz nấu sôi lên, bỏ xương bò vào nấu cho sôi lên, tắt bết, đỗ nước dơ, rửa sạch xương bằng nước lạnh, lấy đũa moi hết tuỷ và mỡ trong xương ra, rửa thật sạch lại phía trong và ngoài, để riêng ra cái thau.
2. Bắc nồi nước lạnh lớn trên bếp nấu cho sôi lên, bỏ xương vào cho ngập nước + gừng + 1 onion nướng, không đẩy nấp, mở lửa riu riu hầm trong vòng 6-8 tiếng hoặc 12 tiếng cho chất ngọt của xương thấm vào nước.
3. Sau khi hầm xương xong, cho vào: Hột ngò cho vào lò nướng 350 degree(độ) cỡ 15-20 phút + củ cải xắt thành khúc cỡ 2-3 phân + 2 trái thảo quả khô + 4 star anises + quế, hầm thêm 15-20 phút. Tắt bếp. Vớt hết ra trừ xương.
4. Cho vào nồi 1 muỗng canh muối + 1 cục đường phèn bằng ngón chân cái. Nhớ vớt bọt thường xuyên.
5. Hầm thịt: thịt bò bắp + nạm + gân rửa sạch bằng nước lạnh pha muối. Cho vào nồi khác, nêm chút muối + đường, hầm 45′-1 tiếng cho bắp + nạm mềm lấy ra xả nước lạnh, xắt thật mỏng để riêng ra. Còn gân bò thì hầm 3-4 tiếng cho đến khi mềm. Nhớ vớt bọt thường xuyên. Khi gân mềm lấy ra xả nước lạnh, xắt miếng vừa ăn, xếp lên dĩa nạm + bò bắp cho gọn. Còn nồi nước xúp thì lấy 1 cái khăn sạch rửa sạch hoặc miếng vải mỏng rửa sạch, lọc lấy nước xúp và trong cho vào nồi xúp phở.
6. Thái thịt bò nạt thật mỏng. Còn “sách” thì lửa tổ ong thật là mỏng mới ngon, trụng sơ với 1 chén dấm + nước sôi, lấy ra xả nước lạnh, xắt miếng vừa ăn, xếp lên chung với step 5.
7. Rửa sạch rau sống để qua một bên. Hành lá xắt nhỏ + ớt hiểm xắt nhỏ, hành tây xắt sợi.
8. Trình bày: Ăn tới đâu thì luộc phở tới đó. Nấu nồi nước sôi chụn sơ bánh phở để vào tô, xếp hết các thứ thịt mỗi thứ một ít lên trên, chan nước lèo lên, cho vào rau sống. Dùng nóng.

Lưu ý cách nấu nước dùng ngon :

Nước dùng được sử dụng rất nhiều trong các món ăn của người Việt. Để có nồi nước dùng ngon cũng cần những bí quyết riêng. Mời bạn cùng tham khảo nhé!

Thời gian ninh

Thời gian nấu các loại nước dùng tùy thuộc vào từng loại nguyên liệu.

Chẳng hạn, nước dùng gà và lợn xưa thường nấu 4-6 giờ (vì trước chủ yếu là chăn thả tự nhiên, thịt chắc, vị ngọt, thành phần dinh dưỡng bền vững), nay thời gian đun ít hơn.

Riêng nước dùng bò thì ninh lâu hơn, từ 8 đến 10 giờ. Nước dùng thủy sản không nên đun quá 45 phút, nếu không sẽ đục và chua.

Cách ninh

Điều kiện đầu tiên để có nồi nước dùng thật trong, ngọt là bạn phải chọn nguyên liệu thật tươi, ngon rồi sau đó dùng kỹ thuật chế biến phù hợp.

Chẳng hạn, với nước dùng gà và lợn không nên sử dụng xương đầu nấu vì ôi. Xương hom và xương đuôi vừa ngọt vừa thơm.

Trước khi cho vào ninh, thịt, xương lợn gà cần chần qua một lần nước sôi (đun sôi, cho xương vào rồi bỏ nước này đi) để khử mùi hôi của thực phẩm và làm nước dùng trong.

Với xương bò, nhất là xương ống, trước khi ninh cần nướng với nhiệt độ cao thì nước dùng thơm, trong và ngon hơn.

Kỹ thuật đun

- Cho xương đã chần vào nước lạnh, đun to cho sôi lại nhanh, sau đó hạ nhỏ lửa cho sôi lăn tăn vài phút cho các bọt cứng lại rồi hớt sạch.

- Sau đó, cho cả quá trình sôi liu riu.

Gia vị đặc trưng cần thêm vào

Nước dùng bò

- Nước dùng bò không thể thiếu quế chi, thảo quả, hoa hồi, gừng, hành khô.

- Hành và gừng cho xuống gầm lò nướng cho chín nhưng không cháy vỏ (chính lớp vỏ đỏ của hành khô có tác dụng làm nước trong, màu đẹp), hoa hồi bẻ từng cánh, quế bẻ nhỏ, quả thảo lấy hạt vàng khô thơm dùng khăn chà xát cho sạch, giã, rồi gói bằng vải sạch, cho vào nồi nước dùng.

- Trên nồi nước dùng bò thường có lớp mỡ để giữ nhiệt, giữ được các tinh dầu thơm.

Nước dùng gà

- Nước dùng gà lợn thường có hành, hạt tiêu đập giập, gừng, nấm hương, chân nấm. Nước dùng gà lợn dùng ăn bún thang, tần, các món canh…

Lưu ý: Cách khắc phục nếu trót nấu nước dùng đục

- Lòng trắng trứng đánh tan, cho vào nước dùng (lúc nguội), đặt lên bếp vừa đun vừa khuấy đều cho các vẩn đục bám hết vào trứng.

- Băm thịt (nước dùng gì thì băm thịt ấy), trộn lòng trắng trứng, nấm hương cho vào nước dùng nguội sẽ làm nước dùng vừa trong vừa ngon hơn.

- Nếu nấu nước gà bị đục, cho tiếp xương gà vào đun cũng làm nước trong và ngon hơn.

Nguồn sưu tầm

Đọc thêm..
Để đầu tư chiều cao cho trẻ, không những cần tác động vào giai đoạn bé đã ra đời mà phải chuẩn bị ngay từ khi người phụ nữ sắp mang thai, thậm chí từ khi bé gái chưa đến tuổi dậy thì. Khi mang thai, bà mẹ cần ăn uống đủ chất, đa dạng các loại thực phẩm, không kiêng khem để đảm bảo tăng cân đủ 10-12 kg trong 9 tháng.

Tròn 1 năm tuổi, trung bình bé trai cao khoảng 76 cm, còn bé gái khoảng 75 cm. Khi được 2 tuổi, bé sẽ cao khoảng 85 cm. Người ta ước tính tầm vóc của người trưởng thành sẽ 2 lần chiều cao lúc 2 tuổi. Và giai đoạn cuối cùng để cải thiện tầm vóc là tuổi dậy thì: bé gái 10-16 tuổi, bé trai 12-18 tuổi. Ở giai đoạn này, bé sẽ tăng 8-10 cm/năm.

Trong giai đoạn trẻ còn có thể tăng chiều cao, cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Năng lượng cung cấp phải đủ, phù hợp với lứa tuổi, không quá dư vì dễ dẫn tới béo phì, cũng không quá ít vì dễ đưa đến suy dinh dưỡng. Bữa ăn của trẻ bao giờ cũng phải đầy đủ 4 nhóm: đạm - bột - béo - rau. Chất đạm nên chiếm khoảng 10-15% tổng năng lượng nói chung, tinh bột chiếm 60-65% và chất béo 10%. Nên cho trẻ ăn đa dạng không kiêng khem, không ăn uống thiên lệch.
Chế độ ăn uống giúp trẻ phát triển chiều cao
Vitamin và khoáng chất cũng có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển chiều cao của trẻ. Canxi có nhiều trong sữa, cua, ốc, tôm, tép, đậu nành và các loại rau. Trong đó, sữa là quan trọng nhất. Canxi trong sữa dễ hấp thu do có vitamin D và phospho với tỷ lệ hợp lý. Ngoài ra, sữa còn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và nguồn đạm có giá trị sinh học cao, chứa đủ các acid amin thiết yếu.
Để canxi được hấp thu tốt hơn, da cần tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng để tổng hợp vitamin D. Vì vậy, nên dành cho con bạn 20 phút tắm nắng mỗi ngày.

Vitamin A vừa giúp phòng chống khô mắt, tăng sức đề kháng chống nhiễm trùng, vừa góp phần trong việc phát triển chiều cao. Các thức ăn giàu vitamin A là sữa, trứng, cá, gan, thịt...

Sắt, kẽm cũng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển chiều cao. Sắt có nhiều trong thức ăn động vật như gan, huyết, thịt, cá... và các loại đậu đỗ, rau dền. Kẽm có trong con hàu, gan heo, thịt bò, sữa, lòng đỏ trứng, sữa đậu nành...

Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, cần khuyến khích trẻ có lối sống năng động, tập thể dục thể thao thường xuyên. Ngủ đủ, ngủ sâu cũng làm hoóc môn tăng trưởng tiết ra nhiều, kích thích xương dài hơn.
Cách đo chiều cao cho trẻ
Đối với trẻ dưới 24 tháng, để trẻ nằm ngửa trên một thước đo gỗ, đầu chạm sát một cạnh của thước đo. Một người giữ đầu trẻ thẳng, mắt nhìn lên trần nhà, một người giữ 2 đầu gối trẻ thẳng và đưa mảnh gỗ áp sát 2 gót bàn chân, bàn chân thẳng đứng. Đọc kết quả và ghi số cm.
Đối với trẻ trên 24 tháng, để trẻ đi chân không, đứng thẳng, quay lưng vào tường; đầu, hai vai, mông, bắp chân, gót chân áp sát tường. Mắt nhìn thẳng ra phía trước, 2 tay xuôi theo thân mình. Dùng bảng gỗ áp sát đỉnh đầu, vuông góc với thước đo. Chiều cao đứng và nằm có thể chênh nhau 1-2 cm.

Cách tính chiều cao đơn giản cho trẻ 2 -12 tuổi: Chiều cao (cm) = tuổi (năm) x 6 + 77. 

Theo thaythuoccuaban

Chế độ ăn uống giúp trẻ phát triển chiều cao

Để đầu tư chiều cao cho trẻ, không những cần tác động vào giai đoạn bé đã ra đời mà phải chuẩn bị ngay từ khi người phụ nữ sắp mang thai, thậm chí từ khi bé gái chưa đến tuổi dậy thì. Khi mang thai, bà mẹ cần ăn uống đủ chất, đa dạng các loại thực phẩm, không kiêng khem để đảm bảo tăng cân đủ 10-12 kg trong 9 tháng.

Tròn 1 năm tuổi, trung bình bé trai cao khoảng 76 cm, còn bé gái khoảng 75 cm. Khi được 2 tuổi, bé sẽ cao khoảng 85 cm. Người ta ước tính tầm vóc của người trưởng thành sẽ 2 lần chiều cao lúc 2 tuổi. Và giai đoạn cuối cùng để cải thiện tầm vóc là tuổi dậy thì: bé gái 10-16 tuổi, bé trai 12-18 tuổi. Ở giai đoạn này, bé sẽ tăng 8-10 cm/năm.

Trong giai đoạn trẻ còn có thể tăng chiều cao, cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Năng lượng cung cấp phải đủ, phù hợp với lứa tuổi, không quá dư vì dễ dẫn tới béo phì, cũng không quá ít vì dễ đưa đến suy dinh dưỡng. Bữa ăn của trẻ bao giờ cũng phải đầy đủ 4 nhóm: đạm - bột - béo - rau. Chất đạm nên chiếm khoảng 10-15% tổng năng lượng nói chung, tinh bột chiếm 60-65% và chất béo 10%. Nên cho trẻ ăn đa dạng không kiêng khem, không ăn uống thiên lệch.
Chế độ ăn uống giúp trẻ phát triển chiều cao
Vitamin và khoáng chất cũng có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển chiều cao của trẻ. Canxi có nhiều trong sữa, cua, ốc, tôm, tép, đậu nành và các loại rau. Trong đó, sữa là quan trọng nhất. Canxi trong sữa dễ hấp thu do có vitamin D và phospho với tỷ lệ hợp lý. Ngoài ra, sữa còn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và nguồn đạm có giá trị sinh học cao, chứa đủ các acid amin thiết yếu.
Để canxi được hấp thu tốt hơn, da cần tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng để tổng hợp vitamin D. Vì vậy, nên dành cho con bạn 20 phút tắm nắng mỗi ngày.

Vitamin A vừa giúp phòng chống khô mắt, tăng sức đề kháng chống nhiễm trùng, vừa góp phần trong việc phát triển chiều cao. Các thức ăn giàu vitamin A là sữa, trứng, cá, gan, thịt...

Sắt, kẽm cũng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển chiều cao. Sắt có nhiều trong thức ăn động vật như gan, huyết, thịt, cá... và các loại đậu đỗ, rau dền. Kẽm có trong con hàu, gan heo, thịt bò, sữa, lòng đỏ trứng, sữa đậu nành...

Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, cần khuyến khích trẻ có lối sống năng động, tập thể dục thể thao thường xuyên. Ngủ đủ, ngủ sâu cũng làm hoóc môn tăng trưởng tiết ra nhiều, kích thích xương dài hơn.
Cách đo chiều cao cho trẻ
Đối với trẻ dưới 24 tháng, để trẻ nằm ngửa trên một thước đo gỗ, đầu chạm sát một cạnh của thước đo. Một người giữ đầu trẻ thẳng, mắt nhìn lên trần nhà, một người giữ 2 đầu gối trẻ thẳng và đưa mảnh gỗ áp sát 2 gót bàn chân, bàn chân thẳng đứng. Đọc kết quả và ghi số cm.
Đối với trẻ trên 24 tháng, để trẻ đi chân không, đứng thẳng, quay lưng vào tường; đầu, hai vai, mông, bắp chân, gót chân áp sát tường. Mắt nhìn thẳng ra phía trước, 2 tay xuôi theo thân mình. Dùng bảng gỗ áp sát đỉnh đầu, vuông góc với thước đo. Chiều cao đứng và nằm có thể chênh nhau 1-2 cm.

Cách tính chiều cao đơn giản cho trẻ 2 -12 tuổi: Chiều cao (cm) = tuổi (năm) x 6 + 77. 

Theo thaythuoccuaban
Đọc thêm..
Cả tuần ai cũng bận rộn với công việc, bởi thế những buổi tối cuối tuần thường là những phút giây hạnh phúc để mọi người được ngồi gần nhau, chương trình xin giới thiệu tới các bạn món Chả cá Lã Vọng - một món ăn đặc biệt của người Bắc dùng chung với mắm tôm.
Cách Làm Chả Cá Lã Vọng
Nguyên liệu:

- Cá lọc lấy nạc 500gr
- Sữa chua nguyên chất 1 hũ nhỏ
- 3 muỗng cafe bột củ riềng hoặc củ riềng tươi
- Bột nghệ 1 muỗng cafe - Đường 2 muỗng cafe
- 1 muỗng soup dầu ăn
- 1 muỗng soup mắm tôm
- Bún
- Bánh đa có mè
- Đậu phộng
- Salad, rau thơm các loại
- Hành lá 2 bó
- Thìa là 2 bó
- Hành tây 3 củ
- Chanh, đường, ớt tươi

Cách làm:

- Nướng cá: Cá các bạn thấm khô, trộn hỗn hợp sữa chua + đường +mắm tôm +bột củ riềng +bột nghệ + dầu ăn, xếp từng miếng cá đã cắt vừa ướp cho thấm khoảng 3h. Sau đó các bạn đem nướng trên bếp than hay lò nướng, nhưng thường nướng trong lò cá sẽ khô không ngon.

- Pha mắm tôm: Các bạn vắt khoảng 3 trái chanh, cho nhiều đường, nếm có vị ngọt nhiều và hơi chua, sau đó múc khoảng 3 muỗng soup mắm tôm bỏ ra tô. Tiếp theo, đun sôi khoảng 2 muỗng soup dầu ăn đổ ngay vào mắm đánh nhẹ tay cho thật đều, làm vậy mắm sẽ ko độc , ko bị đau bụng.

Sau đó các bạn chế từ từ nước chanh đường vào, nếm thấy mắm có vị ngọt ko chua nhiều và không mặn là được. Băm ớt thật nhuyễn cho vào chén mắm.

- Rau: Xong xuôi rửa rau và làm khô cất vào tủ lạnh. Hành lá và thìa là  cắt khúc, hành tây gọt vỏ cắt hình cái thuyền để riêng. Đậu phộng rang vàng bóc vỏ , bánh đa nướng vàng.

- Trình bày: Nếu như mùa hè cửa mở hay ăn ngoài trời các bạn có thể để trên bàn ăn một bếp điện hay lò than tùy ý. Khi ăn mọi người tự cho hành, cá và thì là để ăn nóng và nhâm nhi.  Trời lạnh phải ăn trong nhà, làm 1 nồi nhỏ cho vào 2/3 nước, 1/3 dấm hoặc chanh và vỏ chanh để bếp bên cạnh chờ sôi vặn nhỏ lửa (Để không lưu mùi trong nhà).

Sau đó bạn lấy 1 cái chảo để lửa lớn cho 1 ít dầu ăn, cho hành tây hơi tái, cho cá xóc lên thật đều, tiếp theo cho hành lá và cuối cùng cho thì là vào đảo đều bắc ra bày lên đĩa ăn nóng .
Khi ăn chúng ta gắp một ít rau salad, một ít rau thơm cho vào 1 lọn bún với vài hạt đậu phộng; hoặc một miếng bánh đa bẻ nhỏ ,múc thêm 1 miếng cá có thì là cho vào 1 muỗng mắm tôm là vừa đủ để thưởng thức.

Theo tapchiamthuc

Cách Làm Chả Cá Lã Vọng - Ngon tuyệt cú mèo

Cả tuần ai cũng bận rộn với công việc, bởi thế những buổi tối cuối tuần thường là những phút giây hạnh phúc để mọi người được ngồi gần nhau, chương trình xin giới thiệu tới các bạn món Chả cá Lã Vọng - một món ăn đặc biệt của người Bắc dùng chung với mắm tôm.
Cách Làm Chả Cá Lã Vọng
Nguyên liệu:

- Cá lọc lấy nạc 500gr
- Sữa chua nguyên chất 1 hũ nhỏ
- 3 muỗng cafe bột củ riềng hoặc củ riềng tươi
- Bột nghệ 1 muỗng cafe - Đường 2 muỗng cafe
- 1 muỗng soup dầu ăn
- 1 muỗng soup mắm tôm
- Bún
- Bánh đa có mè
- Đậu phộng
- Salad, rau thơm các loại
- Hành lá 2 bó
- Thìa là 2 bó
- Hành tây 3 củ
- Chanh, đường, ớt tươi

Cách làm:

- Nướng cá: Cá các bạn thấm khô, trộn hỗn hợp sữa chua + đường +mắm tôm +bột củ riềng +bột nghệ + dầu ăn, xếp từng miếng cá đã cắt vừa ướp cho thấm khoảng 3h. Sau đó các bạn đem nướng trên bếp than hay lò nướng, nhưng thường nướng trong lò cá sẽ khô không ngon.

- Pha mắm tôm: Các bạn vắt khoảng 3 trái chanh, cho nhiều đường, nếm có vị ngọt nhiều và hơi chua, sau đó múc khoảng 3 muỗng soup mắm tôm bỏ ra tô. Tiếp theo, đun sôi khoảng 2 muỗng soup dầu ăn đổ ngay vào mắm đánh nhẹ tay cho thật đều, làm vậy mắm sẽ ko độc , ko bị đau bụng.

Sau đó các bạn chế từ từ nước chanh đường vào, nếm thấy mắm có vị ngọt ko chua nhiều và không mặn là được. Băm ớt thật nhuyễn cho vào chén mắm.

- Rau: Xong xuôi rửa rau và làm khô cất vào tủ lạnh. Hành lá và thìa là  cắt khúc, hành tây gọt vỏ cắt hình cái thuyền để riêng. Đậu phộng rang vàng bóc vỏ , bánh đa nướng vàng.

- Trình bày: Nếu như mùa hè cửa mở hay ăn ngoài trời các bạn có thể để trên bàn ăn một bếp điện hay lò than tùy ý. Khi ăn mọi người tự cho hành, cá và thì là để ăn nóng và nhâm nhi.  Trời lạnh phải ăn trong nhà, làm 1 nồi nhỏ cho vào 2/3 nước, 1/3 dấm hoặc chanh và vỏ chanh để bếp bên cạnh chờ sôi vặn nhỏ lửa (Để không lưu mùi trong nhà).

Sau đó bạn lấy 1 cái chảo để lửa lớn cho 1 ít dầu ăn, cho hành tây hơi tái, cho cá xóc lên thật đều, tiếp theo cho hành lá và cuối cùng cho thì là vào đảo đều bắc ra bày lên đĩa ăn nóng .
Khi ăn chúng ta gắp một ít rau salad, một ít rau thơm cho vào 1 lọn bún với vài hạt đậu phộng; hoặc một miếng bánh đa bẻ nhỏ ,múc thêm 1 miếng cá có thì là cho vào 1 muỗng mắm tôm là vừa đủ để thưởng thức.

Theo tapchiamthuc

Đọc thêm..
Món ăn này mà ăn nóng với bánh mì thì ngon tuyệt hoặc ăn với bún, mỳ cũng rất ngon đó. Dưới đây là cách làm món này.

Nguyên liệu:

Thịt bò:      0,500 kg
Cà chua:    0,150 kg
Mỡ nước:  0,050 kg
Hành khô:  0,030 kg    
Bột mì:       0,015 kg
Tỏi:            0,010 kg
Rượu vang: 0,100 kg
Nước mắm, muối, hạt tiêu
Thịt Bò Nấu Sốt Vang
Cách làm:

- Thịt bò (loại 2-3) rửa sạch, thái miếng bằng nửa bao diêm, ướp mắm, muối, hạt tiêu và hành tỏi giã nhỏ.
- Cà chua rửa sạch, cắt đôi, vắt bỏ hạt, thái nhỏ.
- Cho mỡ vào chảo, đun nóng già, phi thơm hành tỏi, cho thịt vào, đun to lửa, đảo nhanh tay. Khi thịt săn rắc bột mì vào đảo đều cho vàng, đổ tiếp cà chua vào xào kỹ cho lên màu. Cho 50 ml rượu cùng với nước vào ngập thịt, đậy kín vung, đun nhỏ lửa, để sôi âm ỉ 2-3 giờ đồng hồ, khi thịt chín nhừ nêm lại vừa ăn, cho nốt rượu vào, bắc ra. Trước khi ăn, rắc hạt tiêu, ăn nóng.

Yêu cầu thành phẩm:

Thịt chín mềm, không nát, không bã, ngon ngọt đậm, vị vừa ăn, thơm mùi rượu vang.

Ghi chú:
- Khi cho rượu vang vào nấu phải chú ý đậy vung để hạn chế bay hơi mùi thơm rượu.
- Không có rượu vang thì thay bằng bia với lượng nhiều gấp đôi.

Tham khảo thêm video hướng dẫn :

Thịt Bò Nấu Sốt Vang ( Video hướng dẫn )

Món ăn này mà ăn nóng với bánh mì thì ngon tuyệt hoặc ăn với bún, mỳ cũng rất ngon đó. Dưới đây là cách làm món này.

Nguyên liệu:

Thịt bò:      0,500 kg
Cà chua:    0,150 kg
Mỡ nước:  0,050 kg
Hành khô:  0,030 kg    
Bột mì:       0,015 kg
Tỏi:            0,010 kg
Rượu vang: 0,100 kg
Nước mắm, muối, hạt tiêu
Thịt Bò Nấu Sốt Vang
Cách làm:

- Thịt bò (loại 2-3) rửa sạch, thái miếng bằng nửa bao diêm, ướp mắm, muối, hạt tiêu và hành tỏi giã nhỏ.
- Cà chua rửa sạch, cắt đôi, vắt bỏ hạt, thái nhỏ.
- Cho mỡ vào chảo, đun nóng già, phi thơm hành tỏi, cho thịt vào, đun to lửa, đảo nhanh tay. Khi thịt săn rắc bột mì vào đảo đều cho vàng, đổ tiếp cà chua vào xào kỹ cho lên màu. Cho 50 ml rượu cùng với nước vào ngập thịt, đậy kín vung, đun nhỏ lửa, để sôi âm ỉ 2-3 giờ đồng hồ, khi thịt chín nhừ nêm lại vừa ăn, cho nốt rượu vào, bắc ra. Trước khi ăn, rắc hạt tiêu, ăn nóng.

Yêu cầu thành phẩm:

Thịt chín mềm, không nát, không bã, ngon ngọt đậm, vị vừa ăn, thơm mùi rượu vang.

Ghi chú:
- Khi cho rượu vang vào nấu phải chú ý đậy vung để hạn chế bay hơi mùi thơm rượu.
- Không có rượu vang thì thay bằng bia với lượng nhiều gấp đôi.

Tham khảo thêm video hướng dẫn :
Đọc thêm..
Hãy dành một chút thời gian để làm món ăn hấp dẫn này cho cả nhà cùng thưởng thức nhé!
Tối nay ăn nem tôm thịt nhé
Nguyên liệu:

- Bánh đa nem: 1 gói
- Tôm khô (hoặc tôm tươi): 200 g
- Thịt lợn băm: 100 g
- Hành tây: 1 củ
- Cà rốt: 1 củ
- Miến dong: 200 g
- Giá đỗ: 100 g
- Mộc nhĩ: 4-5 tai ngâm nở
- Trứng gà: 2 quả

Cách làm:

Bước 1: Mộc nhĩ, cà rốt, hành tây rửa sạch thái nhỏ

Bước 2: Miến dong ngâm nước ấm để ráo nước và cắt sợi nhỏ.

Bước 3: Tôm khô ngâm nước cho sạch và nở.

Bước 4: Cho hỗn hợp thịt băm, hành tây, cà rốt, mộc nhĩ và miến dong vào trộn đều.

Bước 5: Đập 2 quả trứng gà vào rồi trộn tiếp.

Bước 6: Bánh đa nem trải rộng lên một mặt phẳng và lấy phần nhân ở bước 5 đặt lên. Sau đó thêm một lượng tôm tùy ý rồi cuộn lại.

Bước 7: Lần lượt làm cho đến khi hết phần nguyên liệu.

Bước 8: Đặt chảo lên bếp đợi dầu sôi và rán cho đến khi nem chín vàng các mặt.

Bước 9: Xếp nem tôm thịt ra đĩa và thưởng thức ngay khi đang nóng với bún chấm mắm chua ngọt cùng rau sống nhé!

Chúc các bạn ngon miệng!

Theo Eva

Tối nay ăn nem tôm thịt nhé

Hãy dành một chút thời gian để làm món ăn hấp dẫn này cho cả nhà cùng thưởng thức nhé!
Tối nay ăn nem tôm thịt nhé
Nguyên liệu:

- Bánh đa nem: 1 gói
- Tôm khô (hoặc tôm tươi): 200 g
- Thịt lợn băm: 100 g
- Hành tây: 1 củ
- Cà rốt: 1 củ
- Miến dong: 200 g
- Giá đỗ: 100 g
- Mộc nhĩ: 4-5 tai ngâm nở
- Trứng gà: 2 quả

Cách làm:

Bước 1: Mộc nhĩ, cà rốt, hành tây rửa sạch thái nhỏ

Bước 2: Miến dong ngâm nước ấm để ráo nước và cắt sợi nhỏ.

Bước 3: Tôm khô ngâm nước cho sạch và nở.

Bước 4: Cho hỗn hợp thịt băm, hành tây, cà rốt, mộc nhĩ và miến dong vào trộn đều.

Bước 5: Đập 2 quả trứng gà vào rồi trộn tiếp.

Bước 6: Bánh đa nem trải rộng lên một mặt phẳng và lấy phần nhân ở bước 5 đặt lên. Sau đó thêm một lượng tôm tùy ý rồi cuộn lại.

Bước 7: Lần lượt làm cho đến khi hết phần nguyên liệu.

Bước 8: Đặt chảo lên bếp đợi dầu sôi và rán cho đến khi nem chín vàng các mặt.

Bước 9: Xếp nem tôm thịt ra đĩa và thưởng thức ngay khi đang nóng với bún chấm mắm chua ngọt cùng rau sống nhé!

Chúc các bạn ngon miệng!

Theo Eva
Đọc thêm..
Làm salad chính là một cách giúp bạn thưởng thức các loại rau, củ, quả ngon mà không hề bị ngán...
Salad rau củ quả thơm ngon lôi cuốn
Nguyên liệu:

- 1 quả dưa chuột, xắt miếng 2,5cm
- 1 cà chua lớn, cắt thành 2,5cm
- 1/2 củ hành tây đỏ nhỏ, cắt thành các dải mỏng
- 1/2 chén rau mùi thái nhỏ
- 1/2 chén nho, cắt đôi, bỏ hạt
- 1/4 chén pho mát

Làm xốt salad

- 2 muỗng canh dầu ô liu
- 1 muỗng canh dấm trắng
- 1 muỗng canh Tahini (một loại paste làm từ vừng)
- Muối và hạt tiêu

Cách làm:

Bước 1: Cho tất cả các nguyên liệu cho món salad (trừ các nguyên liệu làm xốt) trong một bát lớn, trộn lên.

Bước 2: Khuấy đều tất các thành phần làm xốt salad trong một bát nhỏ.

Bước 3: Đổ xốt vào bát rau, củ, quả, trộn đều.

Bước 4: Sau khi hoàn thành, hãy thưởng thức ngay nhé. Nếu bạn cho salad rau, củ, quả này vào tủ lạnh, thì hãy để ra ngoài một lúc trước khi ăn nhé. Chúc các bạn ngon miệng!

Theo Eva

Salad rau củ quả thơm ngon lôi cuốn

Làm salad chính là một cách giúp bạn thưởng thức các loại rau, củ, quả ngon mà không hề bị ngán...
Salad rau củ quả thơm ngon lôi cuốn
Nguyên liệu:

- 1 quả dưa chuột, xắt miếng 2,5cm
- 1 cà chua lớn, cắt thành 2,5cm
- 1/2 củ hành tây đỏ nhỏ, cắt thành các dải mỏng
- 1/2 chén rau mùi thái nhỏ
- 1/2 chén nho, cắt đôi, bỏ hạt
- 1/4 chén pho mát

Làm xốt salad

- 2 muỗng canh dầu ô liu
- 1 muỗng canh dấm trắng
- 1 muỗng canh Tahini (một loại paste làm từ vừng)
- Muối và hạt tiêu

Cách làm:

Bước 1: Cho tất cả các nguyên liệu cho món salad (trừ các nguyên liệu làm xốt) trong một bát lớn, trộn lên.

Bước 2: Khuấy đều tất các thành phần làm xốt salad trong một bát nhỏ.

Bước 3: Đổ xốt vào bát rau, củ, quả, trộn đều.

Bước 4: Sau khi hoàn thành, hãy thưởng thức ngay nhé. Nếu bạn cho salad rau, củ, quả này vào tủ lạnh, thì hãy để ra ngoài một lúc trước khi ăn nhé. Chúc các bạn ngon miệng!

Theo Eva

Đọc thêm..
 Cơ thể suy nhược là dấu hiệu cảnh báo sự giảm sút nghiêm trọng về sức khoẻ. Có thể nhận biết triệu chứng này dựa vào một số biểu hiện như: thiếu máu do thiếu sắt, hạ đường huyết, dị ứng với nhiều yếu tố môi trường, suy giảm miễn dịch, thay đổi nồng độ hormon tuyến yên.

Ngoài ra bệnh nhân mắc chứng suy nhược cơ thể cũng có thể có những biểu hiện khác như: đau bụng, đau ngực, phù, ho kéo dài, tiêu chảy hoặc táo bón, chóng mặt, nhịp tim không đều, đau tai, buồn nôn, đổ mồ hôi ban đêm, mệt, sụt cân, thay đổi tâm lý như trầm cảm, dễ cáu kỉnh, lo âu...

Cũng xin nói với bạn rằng hiện nay chưa có một minh chứng rõ ràng nào chứng tỏ rằng chế độ ăn uống có thể hoàn toàn cải thiện được tình trạng suy nhược của cơ thể. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lại có những tác động trực tiếp tới việc cải thiện tính khí cũng như tâm trạng của người bệnh. Để nhanh chóng phục hồi về cả thể lực lẫn tâm trạng, bạn nên kết hợp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và tuân thủ theo một chế độ ăn uống cân bằng và hoàn hảo bao gồm đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất, axit béo có lợi và các chất xơ.
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Suy nhược
Sau đây là một số những mẹo nhỏ giúp bạn nhanh chóng phục phồi sau khi bị suy nhược:

- Lựa chọn chế độ ăn điều độ và khoa học: Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải quan tâm tới lượng calo và chất béo mà cơ thể bạn thu nạp vào. Nên chú ý ăn bổ sung nhiều chất xơ, rau củ quả vàngũ cốc.

- Hạn chế việc ăn uống theo sở thích nhất thời: Điều này có nghĩa là bạn cần phải "nghiêm khắc’ với bản thân trong việc ăn uống. Nên hạn chế thu nạp các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo và lượng đường lớn.

- Ăn theo thời gian biểu: Điều này cũng rất quan trọng, giúp bạn nhanh chóng phục hồi sức khoẻ. Bạn hãy ăn vào cùng một điểm trong ngày. Theo các chuyên gia, tốt nhất bạn nên ăn 3 bữa/ngày, có thể xen lẫn thêm với 2 bữa ăn phụ, và tuyệt đối lưu ý không nên bỏ bữa.

- Tuân theo lời khuyên của bác sĩ: Lời khuyên của bác sĩ đối với bạn là điều rất quan trọng mà bạn cần lưu tâm, đặc biệt trong những trường hợp bạn là người mắc bệnh tiểu đường hoặc tim mạch. Khi mắc những căn bệnh nan y này, bạn cần tuyệt đối thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ về chế độ ăn uống. Đừng ngại ngần và hỏi bác sĩ về bất cứ thắc mắc nào liên quan đến dinh dưỡng.

- Tránh xa rượu và thuốc lá: Thuốc lá và rượu luôn là "kẻ thù" đối với sức khoẻ và bạn có biết rằng chúng cũng là "thủ phạm" có thể tương tác với các loại thuốc chống suy nhược và gây ảnh hưởng đến tác dụng điều trị của thuốc. Chính vì thế, đây là thời điểm bạn cần phải “đoạn tuyệt” với rượu và thuốc lá hơn bao giờ hết.

- Cắt giảm lượng cafein: Lý do là bởi cafein được xem như một chất kích thích, nó có thể khiến cho bạn mất ngủ và rơi vào trạng thái tâm lý bất an. Cho nên bạn nên cắt giảm việc thu nạp hàm lượng cafein vào trong cơ thể, bên cạnh đó cũng nên hạn chế các loại đồ uống như trà, soda và ăn socola.

- Hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung omega-3: Nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng omega-3 được tìm thấy trong các loại cá, quả óc chó, đậu tương, hạt lanh và một số nhóm thực phẩm khác. Đây cũng là loại axit béo cơ thể không có khả năng tự tổng hợp được và giúp cải thiện tâm trạng cũng như tính khí. Tuy nhiên, về liều lượng và cách thức bổ sung loại axit béo này như thế nào bạn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

- Hãy thông báo với bác sĩ về sự thay đổi vị giác của bạn: Khi bị suy nhược hay đang trong giai đoạn điều trị chứng bệnh này có thể bạn có thể bị tăng hoặc giảm cân. Nếu điều này thực sự là vấn đề của bạn thì hãy gặp bác sĩ chăm sóc sức khoẻ ngay.

Theo thaythuoccuaban

Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Suy nhược

 Cơ thể suy nhược là dấu hiệu cảnh báo sự giảm sút nghiêm trọng về sức khoẻ. Có thể nhận biết triệu chứng này dựa vào một số biểu hiện như: thiếu máu do thiếu sắt, hạ đường huyết, dị ứng với nhiều yếu tố môi trường, suy giảm miễn dịch, thay đổi nồng độ hormon tuyến yên.

Ngoài ra bệnh nhân mắc chứng suy nhược cơ thể cũng có thể có những biểu hiện khác như: đau bụng, đau ngực, phù, ho kéo dài, tiêu chảy hoặc táo bón, chóng mặt, nhịp tim không đều, đau tai, buồn nôn, đổ mồ hôi ban đêm, mệt, sụt cân, thay đổi tâm lý như trầm cảm, dễ cáu kỉnh, lo âu...

Cũng xin nói với bạn rằng hiện nay chưa có một minh chứng rõ ràng nào chứng tỏ rằng chế độ ăn uống có thể hoàn toàn cải thiện được tình trạng suy nhược của cơ thể. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lại có những tác động trực tiếp tới việc cải thiện tính khí cũng như tâm trạng của người bệnh. Để nhanh chóng phục hồi về cả thể lực lẫn tâm trạng, bạn nên kết hợp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và tuân thủ theo một chế độ ăn uống cân bằng và hoàn hảo bao gồm đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất, axit béo có lợi và các chất xơ.
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Suy nhược
Sau đây là một số những mẹo nhỏ giúp bạn nhanh chóng phục phồi sau khi bị suy nhược:

- Lựa chọn chế độ ăn điều độ và khoa học: Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải quan tâm tới lượng calo và chất béo mà cơ thể bạn thu nạp vào. Nên chú ý ăn bổ sung nhiều chất xơ, rau củ quả vàngũ cốc.

- Hạn chế việc ăn uống theo sở thích nhất thời: Điều này có nghĩa là bạn cần phải "nghiêm khắc’ với bản thân trong việc ăn uống. Nên hạn chế thu nạp các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo và lượng đường lớn.

- Ăn theo thời gian biểu: Điều này cũng rất quan trọng, giúp bạn nhanh chóng phục hồi sức khoẻ. Bạn hãy ăn vào cùng một điểm trong ngày. Theo các chuyên gia, tốt nhất bạn nên ăn 3 bữa/ngày, có thể xen lẫn thêm với 2 bữa ăn phụ, và tuyệt đối lưu ý không nên bỏ bữa.

- Tuân theo lời khuyên của bác sĩ: Lời khuyên của bác sĩ đối với bạn là điều rất quan trọng mà bạn cần lưu tâm, đặc biệt trong những trường hợp bạn là người mắc bệnh tiểu đường hoặc tim mạch. Khi mắc những căn bệnh nan y này, bạn cần tuyệt đối thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ về chế độ ăn uống. Đừng ngại ngần và hỏi bác sĩ về bất cứ thắc mắc nào liên quan đến dinh dưỡng.

- Tránh xa rượu và thuốc lá: Thuốc lá và rượu luôn là "kẻ thù" đối với sức khoẻ và bạn có biết rằng chúng cũng là "thủ phạm" có thể tương tác với các loại thuốc chống suy nhược và gây ảnh hưởng đến tác dụng điều trị của thuốc. Chính vì thế, đây là thời điểm bạn cần phải “đoạn tuyệt” với rượu và thuốc lá hơn bao giờ hết.

- Cắt giảm lượng cafein: Lý do là bởi cafein được xem như một chất kích thích, nó có thể khiến cho bạn mất ngủ và rơi vào trạng thái tâm lý bất an. Cho nên bạn nên cắt giảm việc thu nạp hàm lượng cafein vào trong cơ thể, bên cạnh đó cũng nên hạn chế các loại đồ uống như trà, soda và ăn socola.

- Hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung omega-3: Nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng omega-3 được tìm thấy trong các loại cá, quả óc chó, đậu tương, hạt lanh và một số nhóm thực phẩm khác. Đây cũng là loại axit béo cơ thể không có khả năng tự tổng hợp được và giúp cải thiện tâm trạng cũng như tính khí. Tuy nhiên, về liều lượng và cách thức bổ sung loại axit béo này như thế nào bạn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

- Hãy thông báo với bác sĩ về sự thay đổi vị giác của bạn: Khi bị suy nhược hay đang trong giai đoạn điều trị chứng bệnh này có thể bạn có thể bị tăng hoặc giảm cân. Nếu điều này thực sự là vấn đề của bạn thì hãy gặp bác sĩ chăm sóc sức khoẻ ngay.

Theo thaythuoccuaban

Đọc thêm..
 Đùi gà nướng thơm lừng mùi tỏi, sả và gừng, màu vàng xuộm mềm và thơm, bạn còn chờ gì nữa, thưởng thức ngay thôi.
Nguyên liệu:

Đùi gà; Tỏi, gừng, sả; Kẹo đắng, đường, muối.
Đùi Gà Nướng Tỏi
Chế biến:

Tỏi, gừng bóc vỏ, sả cắt bớt thân, đem rửa sạch.

Đùi gà đem luộc chín sơ, vớt ra để ráo nước.

Tỏi, gừng sả đem xay nhuyễn với một chút nước, hòa thêm kẹo đắng vào để tạo màu, đun sôi hỗn hợp nước đó cho hơi sánh lại.

Nhúng đùi gà vào hỗn hợp đó rồi đem nướng vàng.
Ăn nóng, có thể ăn kèm các món dưa chua, kiệu chua.

Tham khảo thêm video hướng dẫn :


Đùi Gà Nướng Tỏi ( Video hướng dẫn )

 Đùi gà nướng thơm lừng mùi tỏi, sả và gừng, màu vàng xuộm mềm và thơm, bạn còn chờ gì nữa, thưởng thức ngay thôi.
Nguyên liệu:

Đùi gà; Tỏi, gừng, sả; Kẹo đắng, đường, muối.
Đùi Gà Nướng Tỏi
Chế biến:

Tỏi, gừng bóc vỏ, sả cắt bớt thân, đem rửa sạch.

Đùi gà đem luộc chín sơ, vớt ra để ráo nước.

Tỏi, gừng sả đem xay nhuyễn với một chút nước, hòa thêm kẹo đắng vào để tạo màu, đun sôi hỗn hợp nước đó cho hơi sánh lại.

Nhúng đùi gà vào hỗn hợp đó rồi đem nướng vàng.
Ăn nóng, có thể ăn kèm các món dưa chua, kiệu chua.

Tham khảo thêm video hướng dẫn :


Đọc thêm..
1. Thức ăn có nguy cơ gây ung thư dạ dày

- Đùi gà rán, một món ăn đang được nhiều người ưa chuộng. Nhưng ít có bậc cha mẹ nào biết rằng, nó là một trong các món ăn được các bác sĩ cảnh báo vì có hàm lượng độc chất gây ung thư dạ dày cao. Để có một thành phẩm là món đùi gà thơm giòn, vàng ươm, béo ngậy, người làm bếp đã phải nướng nó ở nhiệt độ 170oC.

- Đậu phụ mắm tôm, đặc sản của dân tộc và trở thành món khoái khẩu. Để có được món đậu phụ giòn tan, người ta phải rán ở nhiệt độ... 245oC.

- Thịt gà rang được các nhà nghiên cứu Nhật Bản đo được ở nhiệt độ 205oC. Bánh mì được nướng chín tại nhiệt độ 165oC, món lợn rán cũng phải đạt 200oC trước khi được đưa lên bàn ăn.

Khi được chế biến đạt đến nhiệt độ trên thì các thức ăn trên đều chuyển hóa thành acrylamid - một chất gây ung thư.

- Các nhà nghiên cứu đã đưa ra khuyến cáo, muối là tác nhân thúc đẩy, kích hoạt các tác nhân gây ung thư. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, nhu cầu bổ sung muối hàng ngày trung bình khoảng 6g/người/ngày.

Tuy nhiên, ở những người lao động trong môi trường nóng, tăng bài tiết muối trong mồ hôi, trung bình họ đưa lượng muối vào cơ thể thông qua ăn uống là từ 13 - 38g/ngày. Những người này có nguy cơ mắc ung thư dạ dày rất cao. Do đó, những người ăn nhiều muối như thói quen ăn rau củ quả muối, thức ăn có nhiều nitrat nên chỉnh sửa và dần từ bỏ thói quen có hại của mình.
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Ung thư dạ dày
2.Thói quen cần thay đổi
- Khi phi hành tỏi, nên giữ nguyên màu trắng mà hành, tỏi vẫn thơm, không nên đợi đến khi chín vàng và xuất hiện khói.

- Không sử dụng món nướng: Chị em nên bỏ thói quen mua cho con một que thịt nướng ngoài cổng trường mỗi buổi tan học và mua cho chồng món thịt chó nướng ngoài đường vì chất dinh dưỡng trong thịt đã được thay thế bằng độc chất.

- Thay vì rán đậu vàng ươm, nên rán thật non, hoặc tốt nhất là ăn đậu phụ sống chần qua nước sôi.

- Không sử dụng các loại nước hoa quả ép được bày bán nơi công cộng vì các sản phẩm này thường có chất bảo quản.

- Không ăn nhiều rau củ quả muối

- Hạn chế các thức ăn từ thịt được chế biến sẵn như thịt hun khói, jambon, xúc xích.

- Từ trước đến nay, nhiều người hiểu khái niệm rất đơn giản là uống rượu nhiều gây ung thư. Thực chất, rượu là dung môi hòa tan các chất gây ung thư, hay nói cách khác, rượu là chất dẫn các chất hóa học gây ung thư vào cơ thể. Uống rượu và ăn các thức ăn có nguy cơ gây ung thư như thực phẩm rán, xào ở nhiệt độ cao là con đường ngắn nhất đưa độc chất vào cơ thể.

Lời khuyên: Cách phòng bệnh tốt nhất là không làm đổi màu thức ăn ở nhiệt độ cao. Bên cạnh đó, nên sử dụng thường xuyên các sản phẩm thực phẩm từ rau tươi và rau có màu vàng. Theo nghiên cứu, những loại thực phẩm này làm giảm đến 60% ung thư dạ dày. Trái cây, đậu phụ, khoai sống (chưa mọc mầm) làm giảm 40-50% ung thư dạ dày

Theo thaythuoccuaban

Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Ung thư dạ dày

1. Thức ăn có nguy cơ gây ung thư dạ dày

- Đùi gà rán, một món ăn đang được nhiều người ưa chuộng. Nhưng ít có bậc cha mẹ nào biết rằng, nó là một trong các món ăn được các bác sĩ cảnh báo vì có hàm lượng độc chất gây ung thư dạ dày cao. Để có một thành phẩm là món đùi gà thơm giòn, vàng ươm, béo ngậy, người làm bếp đã phải nướng nó ở nhiệt độ 170oC.

- Đậu phụ mắm tôm, đặc sản của dân tộc và trở thành món khoái khẩu. Để có được món đậu phụ giòn tan, người ta phải rán ở nhiệt độ... 245oC.

- Thịt gà rang được các nhà nghiên cứu Nhật Bản đo được ở nhiệt độ 205oC. Bánh mì được nướng chín tại nhiệt độ 165oC, món lợn rán cũng phải đạt 200oC trước khi được đưa lên bàn ăn.

Khi được chế biến đạt đến nhiệt độ trên thì các thức ăn trên đều chuyển hóa thành acrylamid - một chất gây ung thư.

- Các nhà nghiên cứu đã đưa ra khuyến cáo, muối là tác nhân thúc đẩy, kích hoạt các tác nhân gây ung thư. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, nhu cầu bổ sung muối hàng ngày trung bình khoảng 6g/người/ngày.

Tuy nhiên, ở những người lao động trong môi trường nóng, tăng bài tiết muối trong mồ hôi, trung bình họ đưa lượng muối vào cơ thể thông qua ăn uống là từ 13 - 38g/ngày. Những người này có nguy cơ mắc ung thư dạ dày rất cao. Do đó, những người ăn nhiều muối như thói quen ăn rau củ quả muối, thức ăn có nhiều nitrat nên chỉnh sửa và dần từ bỏ thói quen có hại của mình.
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Ung thư dạ dày
2.Thói quen cần thay đổi
- Khi phi hành tỏi, nên giữ nguyên màu trắng mà hành, tỏi vẫn thơm, không nên đợi đến khi chín vàng và xuất hiện khói.

- Không sử dụng món nướng: Chị em nên bỏ thói quen mua cho con một que thịt nướng ngoài cổng trường mỗi buổi tan học và mua cho chồng món thịt chó nướng ngoài đường vì chất dinh dưỡng trong thịt đã được thay thế bằng độc chất.

- Thay vì rán đậu vàng ươm, nên rán thật non, hoặc tốt nhất là ăn đậu phụ sống chần qua nước sôi.

- Không sử dụng các loại nước hoa quả ép được bày bán nơi công cộng vì các sản phẩm này thường có chất bảo quản.

- Không ăn nhiều rau củ quả muối

- Hạn chế các thức ăn từ thịt được chế biến sẵn như thịt hun khói, jambon, xúc xích.

- Từ trước đến nay, nhiều người hiểu khái niệm rất đơn giản là uống rượu nhiều gây ung thư. Thực chất, rượu là dung môi hòa tan các chất gây ung thư, hay nói cách khác, rượu là chất dẫn các chất hóa học gây ung thư vào cơ thể. Uống rượu và ăn các thức ăn có nguy cơ gây ung thư như thực phẩm rán, xào ở nhiệt độ cao là con đường ngắn nhất đưa độc chất vào cơ thể.

Lời khuyên: Cách phòng bệnh tốt nhất là không làm đổi màu thức ăn ở nhiệt độ cao. Bên cạnh đó, nên sử dụng thường xuyên các sản phẩm thực phẩm từ rau tươi và rau có màu vàng. Theo nghiên cứu, những loại thực phẩm này làm giảm đến 60% ung thư dạ dày. Trái cây, đậu phụ, khoai sống (chưa mọc mầm) làm giảm 40-50% ung thư dạ dày

Theo thaythuoccuaban

Đọc thêm..
Chứng táo bón là một trong các triệu chứng của bệnh đường ruột, bệnh trĩ, nhưng thường là do rối loạn chức năng ruột. Chứng táo bón thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới, thường gặp ở những người lao động trí óc hơn những người lao động chân tay. 
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Táo bón
Chế độ ăn chữa táo bón:

Nguyên nhân chính dẫn đến chứng táo bón chủ yếu là chế độ ăn uống không hợp lý, do vậy chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn đã có cải thiện đáng kể.

    Uống đủ nước: Đa phần những người bị táo bón là do không uống đủ nước trong ngày. Uống không đủ nước dẫn đến giảm tỷ lệ nước trong thành phần của phân và gây táo bón. Bình thường trong thành phần của phân chứa khoảng 75-78% nước. Nếu tỷ lệ nước trong phân giảm xuống còn 50% đã làm khối phân khó di chuyển theo ruột già, còn nếu tỷ lệ nước trong phân xuống còn 20% thì khối phân hoàn toàn bị tắc. Khuyến cáo lượng nước cần cho cơ thể mỗi ngày khoảng 2-2,5 lít (40ml/kg cân nặng, ví dụ cân nặng 50kg thì cần 2 lít nước/ngày), trong đó gồm nước có trong thức ăn (trong cơm, thức ăn, canh, trái cây...) và nước uống ở các dạng khác nhau (nước đun sôi để nguội, nước chè, nước hoa quả...).
         Mỗi sáng ngay sau khi ngủ dậy, cần uống một cốc nước lạnh (nước sôi nguội, nước khoáng, nước quả) sẽ có tác dụng kích thích nhu động ruột và trong ngày uống 6-8 cốc nước ở các dạng khác nhau. Nếu lao động thể lực trong điều kiện nóng ẩm, những ngày mùa đông có độ ẩm thấp, phụ nữ đang cho con bú, người đang trong tình trạng sốt thì cần uống nước nhiều hơn.

     Tăng cường ăn các thức ăn có nhiều chất xơ: Rau xanh, hoa quả, trái cây khô, hạt ngũ cốc; ăn các chất lâu tiêu như bánh mỳ đen, gạo lức... Các thức ăn này chứa nhiều chất xơ và chất pectin tạo điều kiện thuận lợi cho các chủng vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, ức chế quá trình gây thối, ngoài ra các chất độc hại sẽ bám vào các chất xơ và được thải ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, ăn các chất này làm tăng khối lượng phân – kích thích lên thành ruột, gây tăng nhu động ruột và gây cảm giác mót đại tiện.
Các thức ăn như các đồ dầm giấm, các đồ xông khói, thịt gân, thịt bạc nhạc cũng là các chất nhuận tràng. Cám gạo cũng rất tốt cho những người bị táo bón, 1 - 2 thìa cà phê/bữa, cho lẫn vào cơm, cháo hoặc pha với nước sôi.

Ăn phải đúng giờ, tốt nhất là ăn rải bữa (4-5 bữa/ngày). Trước khi đi ngủ nên ăn một cốc sữa chua, dần dần sẽ cải thiện đáng kể chủng vi khuẩn có lợi trong ruột.

Tăng cường ăn các thức ăn có chứa nhiều magiê như sữa, kê, đậu đũa, khoai lang và một số loại rau như rau đay, rau rền, mùng tơi, rau khoai lang, khoai sọ, đu đủ xanh, chuối tiêu. Như chúng ta đã biết, magiê có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhu động ruột.

Duy trì đi đại tiện 1 lần/ngày, đi đúng giờ, tốt nhất là rèn thói quen đi vào buổi sáng hoặc chiều tối khi không vội vã. Khi đã có cảm giác mót đi thì dù bất cứ bởi nguyên nhân nào (muốn đi làm, muộn giờ tàu xe chạy, có điện thoại...) cũng không được nhịn, bởi vậy cần phải chủ động sắp xếp thời gian. Không rặn khi đi đại tiện để tránh các biến chứng như trĩ, nứt thành hậu môn, đi xong nên rửa hậu môn bằng nước lạnh.

       Kiêng kỵ ăn các thức ăn tinh chế như cháo, súp đặc (khoai tây, cà rốt nghiền...), các thức ăn nhanh (fast food), các thức ăn nóng, các chất kích thích như hạt tiêu, ớt cay, nước chè đặc, ca cao, rượu nho đỏ. Hạn chế uống rượu, cà phê, hút thuốc.


Một số loại thuốc có thể gây táo bón như thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống nôn, thuốc lợi tiểu, thuốc chữa trị viêm loét dạ dày, thuốc hạ huyết áp. Nếu phải dùng thường xuyên một trong các loại thuốc này thì có thể phải dùng thêm thuốc nhuận tràng

Theo thaythuoccuaban

Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Táo bón

Chứng táo bón là một trong các triệu chứng của bệnh đường ruột, bệnh trĩ, nhưng thường là do rối loạn chức năng ruột. Chứng táo bón thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới, thường gặp ở những người lao động trí óc hơn những người lao động chân tay. 
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Táo bón
Chế độ ăn chữa táo bón:

Nguyên nhân chính dẫn đến chứng táo bón chủ yếu là chế độ ăn uống không hợp lý, do vậy chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn đã có cải thiện đáng kể.

    Uống đủ nước: Đa phần những người bị táo bón là do không uống đủ nước trong ngày. Uống không đủ nước dẫn đến giảm tỷ lệ nước trong thành phần của phân và gây táo bón. Bình thường trong thành phần của phân chứa khoảng 75-78% nước. Nếu tỷ lệ nước trong phân giảm xuống còn 50% đã làm khối phân khó di chuyển theo ruột già, còn nếu tỷ lệ nước trong phân xuống còn 20% thì khối phân hoàn toàn bị tắc. Khuyến cáo lượng nước cần cho cơ thể mỗi ngày khoảng 2-2,5 lít (40ml/kg cân nặng, ví dụ cân nặng 50kg thì cần 2 lít nước/ngày), trong đó gồm nước có trong thức ăn (trong cơm, thức ăn, canh, trái cây...) và nước uống ở các dạng khác nhau (nước đun sôi để nguội, nước chè, nước hoa quả...).
         Mỗi sáng ngay sau khi ngủ dậy, cần uống một cốc nước lạnh (nước sôi nguội, nước khoáng, nước quả) sẽ có tác dụng kích thích nhu động ruột và trong ngày uống 6-8 cốc nước ở các dạng khác nhau. Nếu lao động thể lực trong điều kiện nóng ẩm, những ngày mùa đông có độ ẩm thấp, phụ nữ đang cho con bú, người đang trong tình trạng sốt thì cần uống nước nhiều hơn.

     Tăng cường ăn các thức ăn có nhiều chất xơ: Rau xanh, hoa quả, trái cây khô, hạt ngũ cốc; ăn các chất lâu tiêu như bánh mỳ đen, gạo lức... Các thức ăn này chứa nhiều chất xơ và chất pectin tạo điều kiện thuận lợi cho các chủng vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, ức chế quá trình gây thối, ngoài ra các chất độc hại sẽ bám vào các chất xơ và được thải ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, ăn các chất này làm tăng khối lượng phân – kích thích lên thành ruột, gây tăng nhu động ruột và gây cảm giác mót đại tiện.
Các thức ăn như các đồ dầm giấm, các đồ xông khói, thịt gân, thịt bạc nhạc cũng là các chất nhuận tràng. Cám gạo cũng rất tốt cho những người bị táo bón, 1 - 2 thìa cà phê/bữa, cho lẫn vào cơm, cháo hoặc pha với nước sôi.

Ăn phải đúng giờ, tốt nhất là ăn rải bữa (4-5 bữa/ngày). Trước khi đi ngủ nên ăn một cốc sữa chua, dần dần sẽ cải thiện đáng kể chủng vi khuẩn có lợi trong ruột.

Tăng cường ăn các thức ăn có chứa nhiều magiê như sữa, kê, đậu đũa, khoai lang và một số loại rau như rau đay, rau rền, mùng tơi, rau khoai lang, khoai sọ, đu đủ xanh, chuối tiêu. Như chúng ta đã biết, magiê có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhu động ruột.

Duy trì đi đại tiện 1 lần/ngày, đi đúng giờ, tốt nhất là rèn thói quen đi vào buổi sáng hoặc chiều tối khi không vội vã. Khi đã có cảm giác mót đi thì dù bất cứ bởi nguyên nhân nào (muốn đi làm, muộn giờ tàu xe chạy, có điện thoại...) cũng không được nhịn, bởi vậy cần phải chủ động sắp xếp thời gian. Không rặn khi đi đại tiện để tránh các biến chứng như trĩ, nứt thành hậu môn, đi xong nên rửa hậu môn bằng nước lạnh.

       Kiêng kỵ ăn các thức ăn tinh chế như cháo, súp đặc (khoai tây, cà rốt nghiền...), các thức ăn nhanh (fast food), các thức ăn nóng, các chất kích thích như hạt tiêu, ớt cay, nước chè đặc, ca cao, rượu nho đỏ. Hạn chế uống rượu, cà phê, hút thuốc.


Một số loại thuốc có thể gây táo bón như thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống nôn, thuốc lợi tiểu, thuốc chữa trị viêm loét dạ dày, thuốc hạ huyết áp. Nếu phải dùng thường xuyên một trong các loại thuốc này thì có thể phải dùng thêm thuốc nhuận tràng

Theo thaythuoccuaban

Đọc thêm..
Hãy chào tuần mới với món ếch om chuối đậu thơm ngon, nóng hổi và hấp dẫn này cùng gia đình nhé.
Tuần mới với ếch om chuối đậu
Nguyên liệu:

- Ếch đã làm sạch: 300gr
- Thịt ba chỉ: 200gr
- Đậu phụ: 2 - 3 bìa
- Chuối xanh: 2 quả
- Nghệ: 1 mẩu nhỏ
- Ớt: 1 quả (có thể cho theo khả năng ăn cay của gia đình bạn)
- Tía tô, lá lốt, hành củ, mẻ, hạt nêm, mắm, gia vị, hạt tiêu
Thực hiện:

Bước 1: Chuối xanh gọt bỏ vỏ, bổ thành những miếng nhỏ rồi ngâm ngay vào chậu nước đã hòa sẵn một ít dấm trong vòng 15 - 20 phút để cho chuối ra bớt nhựa chát và không bị thâm đen.

Bước 2: Đậu phụ rửa qua với nước, để ráo, thái thành những miếng nhỏ rồi rán vàng hai mặt.

Bước 3: Nghệ rửa sạch, cạo bỏ vỏ, băm nhỏ. Hành lột vỏ, băm nhỏ. Ớt bỏ hạt, thái nhỏ. Tía tô, lá lốt rửa sạch bụi bẩn rồi thái nhỏ. Mẻ lọc lấy nước.

Bước 4: Thịt ba chỉ rửa sạch, thái thành từng miếng mỏng vừa ăn, ướp cùng một chút hạt nêm. Dùng luôn chảo dầu vừa rán đậu để xào thịt (xào cho thịt ra bớt mỡ, hai mặt bắt đầu hơi vàng).

Bước 5: Dùng rượu và gừng để rửa sạch ếch. Chặt phần đùi ếch để riêng, còn phần thân và chân ếch thì ướp cùng một chút hạt tiêu, hạt nêm, mắm, một nửa chỗ nghệ băm nhỏ, vài lát ớt. Cho vào máy xay xay nhuyễn (hoặc băm nhuyễn).

Bước 6: Phần đùi ếch ướp cùng một chút mắm, hạt nêm, hạt tiêu, phần nghệ và ớt còn lại. Phần thịt ếch đã say nhuyễn thì viên thành những viên tròn (hoặc nặn thành những miếng tròn dẹt) vừa ăn (nên xoa chút dầu ăn vào tay cho đỡ dính tay khi viên).

Bước 7: Phi thơm hành với chỗ dầu ăn và mỡ vừa rán đậu và xào thịt, cho phần đùi ếch vào xào sơ qua.

Bước 8: Kế tiếp cho chuối vào xào cùng.

Bước 9: Đổ một bát tô đầy nước vào đun tới khi nước sôi thì thả từng viên ếch và đậu vào. Đun sôi trở lại thì hạ lửa đun liu riu đến khi chuối chín mềm thì cho mẻ, tía tô, lá lốt vào đảo đều (đảo nhẹ nhàng để chuối và ếch không bị nát). Nêm nếm thêm gia vị cho vừa miệng, tắt bếp.

Chúc bạn và gia đình ngon miệng với món ếch om chuối đậu đầy hấp dẫn này nhé!

Theo Eva

Tuần mới với ếch om chuối đậu

Hãy chào tuần mới với món ếch om chuối đậu thơm ngon, nóng hổi và hấp dẫn này cùng gia đình nhé.
Tuần mới với ếch om chuối đậu
Nguyên liệu:

- Ếch đã làm sạch: 300gr
- Thịt ba chỉ: 200gr
- Đậu phụ: 2 - 3 bìa
- Chuối xanh: 2 quả
- Nghệ: 1 mẩu nhỏ
- Ớt: 1 quả (có thể cho theo khả năng ăn cay của gia đình bạn)
- Tía tô, lá lốt, hành củ, mẻ, hạt nêm, mắm, gia vị, hạt tiêu
Thực hiện:

Bước 1: Chuối xanh gọt bỏ vỏ, bổ thành những miếng nhỏ rồi ngâm ngay vào chậu nước đã hòa sẵn một ít dấm trong vòng 15 - 20 phút để cho chuối ra bớt nhựa chát và không bị thâm đen.

Bước 2: Đậu phụ rửa qua với nước, để ráo, thái thành những miếng nhỏ rồi rán vàng hai mặt.

Bước 3: Nghệ rửa sạch, cạo bỏ vỏ, băm nhỏ. Hành lột vỏ, băm nhỏ. Ớt bỏ hạt, thái nhỏ. Tía tô, lá lốt rửa sạch bụi bẩn rồi thái nhỏ. Mẻ lọc lấy nước.

Bước 4: Thịt ba chỉ rửa sạch, thái thành từng miếng mỏng vừa ăn, ướp cùng một chút hạt nêm. Dùng luôn chảo dầu vừa rán đậu để xào thịt (xào cho thịt ra bớt mỡ, hai mặt bắt đầu hơi vàng).

Bước 5: Dùng rượu và gừng để rửa sạch ếch. Chặt phần đùi ếch để riêng, còn phần thân và chân ếch thì ướp cùng một chút hạt tiêu, hạt nêm, mắm, một nửa chỗ nghệ băm nhỏ, vài lát ớt. Cho vào máy xay xay nhuyễn (hoặc băm nhuyễn).

Bước 6: Phần đùi ếch ướp cùng một chút mắm, hạt nêm, hạt tiêu, phần nghệ và ớt còn lại. Phần thịt ếch đã say nhuyễn thì viên thành những viên tròn (hoặc nặn thành những miếng tròn dẹt) vừa ăn (nên xoa chút dầu ăn vào tay cho đỡ dính tay khi viên).

Bước 7: Phi thơm hành với chỗ dầu ăn và mỡ vừa rán đậu và xào thịt, cho phần đùi ếch vào xào sơ qua.

Bước 8: Kế tiếp cho chuối vào xào cùng.

Bước 9: Đổ một bát tô đầy nước vào đun tới khi nước sôi thì thả từng viên ếch và đậu vào. Đun sôi trở lại thì hạ lửa đun liu riu đến khi chuối chín mềm thì cho mẻ, tía tô, lá lốt vào đảo đều (đảo nhẹ nhàng để chuối và ếch không bị nát). Nêm nếm thêm gia vị cho vừa miệng, tắt bếp.

Chúc bạn và gia đình ngon miệng với món ếch om chuối đậu đầy hấp dẫn này nhé!

Theo Eva
Đọc thêm..
Vị cay cay, ngọt ngọt của salad xoài sẽ khiến bạn thực sự thích thú.
Thư giãn với salad xoài
Nguyên liệu:

- 1 quả xoài lớn, chín
- 1 quả ớt chuông đỏ, thái hạt lựu
- 1 quả ớt xanh jalapeno, bỏ hạt và cắt nhỏ
- 1 củ hành tây đỏ, thái nhỏ, khoảng ¼ - ½ chén tùy ý
- 1 - 2 muỗng canh nước cốt chanh (có thể ít hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào khẩu vị của bạn)
- Muối
- Một ít đường rắc nếu xoài không đủ ngọt
- Một ít rau mùi tàu, thái nhỏ
- Vài lá bạc hà (tùy chọn)

Cách làm:

Bước 1: Thái xoài thành những miếng nhỏ, cho vào một bát.
Bước 2: Bỏ hạt ớt jalapeno trước khi thái, nhưng nếu bạn thích ăn cay, có thể để lại 1 vài hạt.
Bước 3: Cho tất cả các nguyên liệu vào bát xoài và trộn đều.
Bước 4: Bọc bát salad bằng màng bọc thực phẩm rồi cho vào tủ lạnh khoảng 30 phút để các gia vị được ngấm hơn. Bạn có thể cho thêm vài lá bạc hà để trang trí. Sau đó bạn chỉ việc thư giãn và thưởng thức món salad xoài ngọt mát này thôi.
Chúc các bạn ngon miệng!

Theo Eva

Thư giãn với salad xoài

Vị cay cay, ngọt ngọt của salad xoài sẽ khiến bạn thực sự thích thú.
Thư giãn với salad xoài
Nguyên liệu:

- 1 quả xoài lớn, chín
- 1 quả ớt chuông đỏ, thái hạt lựu
- 1 quả ớt xanh jalapeno, bỏ hạt và cắt nhỏ
- 1 củ hành tây đỏ, thái nhỏ, khoảng ¼ - ½ chén tùy ý
- 1 - 2 muỗng canh nước cốt chanh (có thể ít hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào khẩu vị của bạn)
- Muối
- Một ít đường rắc nếu xoài không đủ ngọt
- Một ít rau mùi tàu, thái nhỏ
- Vài lá bạc hà (tùy chọn)

Cách làm:

Bước 1: Thái xoài thành những miếng nhỏ, cho vào một bát.
Bước 2: Bỏ hạt ớt jalapeno trước khi thái, nhưng nếu bạn thích ăn cay, có thể để lại 1 vài hạt.
Bước 3: Cho tất cả các nguyên liệu vào bát xoài và trộn đều.
Bước 4: Bọc bát salad bằng màng bọc thực phẩm rồi cho vào tủ lạnh khoảng 30 phút để các gia vị được ngấm hơn. Bạn có thể cho thêm vài lá bạc hà để trang trí. Sau đó bạn chỉ việc thư giãn và thưởng thức món salad xoài ngọt mát này thôi.
Chúc các bạn ngon miệng!

Theo Eva
Đọc thêm..
Cháo hải sản là món ăn bổ dưỡng và đặc biệt thích hợp với tiết trời mát mẻ này.
Cháo hải sản bổ sung canxi cho mẹ bầu
Đây cũng là món ăn cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho phụ nữ khi mang thai và có tác dụng giải cảm.

Vào thời điểm giao mùa sang thu, mẹ bầu thường dễ mắc cảm cúm. Và món cháo hải sản là một lựa chọn hoàn hảo giúp bạn thoát khỏi những lo lắng mắc bệnh thường gặp.

Nguyên liệu: (dành cho 4 người ăn)

- 150 g cá chim (hoặc cá thu)
- 200 g sò điệp
- Mực, cua biển, tôm, ngao, hàu…
- 200g gạo
- Gừng, chanh, hành khô, rau mùi
- Giấm thanh, dầu ăn, súp gà, gia vị, hạt tiêu

Thực hiện

- Tôm, mực, cua… luộc chín cùng 1 lát gừng rồi vớt ra, để ráo nước

- Ngao, hàu rửa sạch cho vào nồi với nước thêm 1 ít muối, luộc đến khi há miệng. Tách thịt ngao và hàu để riêng. Gạn lấy phần nước trong, không có cặn dùng để nấu cháo.

- Thịt cá rửa sạch và cắt miếng vừa ăn

- Sò điệp rửa sạch bằng giấm thanh cùng một chút muối để trắng thịt và dai.
- Hành khô băm nhuyễn, ướp vào cá và sò điệp với một ít muối, bột ngọt, hạt tiêu phù hợp với khẩu vị. Ướp cá và sò điệp trong 30 phút để ngấm gia vị.

- Cho dầu ăn vào chảo xào cá và sò điệp đến khi chín tới.

- Gạo để nấu cháo được chia với tỷ lệ: 1/3 là gạo nếp, 2/3 là gạo tám thơm. Gạo đem rang lên. Sau khi rang chín, cho gạo vào nồi cùng nước luộc ngao, hàu và 1 lít nước lạnh để nấu cháo. Ðun nồi cháo với độ lửa vừa, hớt bọt đến khi hột gạo nở đều và thơm mùi gạo rang.

- Khi cháo nhừ, cho 3 muỗng canh súp gà cho thật vừa ăn rồi trộn phần tôm, mực, cua, ngao… đã luộc chín cùng phần cá và sò điệp vừa xào vào nồi. Lúc này cho lửa nhỏ lại và khuấy đều để không bị cháy nồi.

- Gừng thái chỉ. Hành và rau mùi thái nhỏ.

- Bày cháo ta bát và thêm hành, rau mùi, gừng, hạt tiêu.

Bạn nên thưởng thức khi cháo còn nóng. Bạn có thể ăn cùng chanh để món cháo đậm đà hương vị.

Công dụng của món ăn

Hải sản giàu axit béo omega 3, protein, sắt, canxi, rất hữu ích cho thực đơn dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai. Nghêu, Sò, Hàu,… có tác dụng hoạt tràng thông khí, làm mát gan, giải độc. Đặc biệt, ăn cháo khi nóng giúp bạn ra nhiều mồ hôi và có tác dụng giải cảm.

Theo Eva

Cháo hải sản bổ sung canxi cho mẹ bầu

Cháo hải sản là món ăn bổ dưỡng và đặc biệt thích hợp với tiết trời mát mẻ này.
Cháo hải sản bổ sung canxi cho mẹ bầu
Đây cũng là món ăn cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho phụ nữ khi mang thai và có tác dụng giải cảm.

Vào thời điểm giao mùa sang thu, mẹ bầu thường dễ mắc cảm cúm. Và món cháo hải sản là một lựa chọn hoàn hảo giúp bạn thoát khỏi những lo lắng mắc bệnh thường gặp.

Nguyên liệu: (dành cho 4 người ăn)

- 150 g cá chim (hoặc cá thu)
- 200 g sò điệp
- Mực, cua biển, tôm, ngao, hàu…
- 200g gạo
- Gừng, chanh, hành khô, rau mùi
- Giấm thanh, dầu ăn, súp gà, gia vị, hạt tiêu

Thực hiện

- Tôm, mực, cua… luộc chín cùng 1 lát gừng rồi vớt ra, để ráo nước

- Ngao, hàu rửa sạch cho vào nồi với nước thêm 1 ít muối, luộc đến khi há miệng. Tách thịt ngao và hàu để riêng. Gạn lấy phần nước trong, không có cặn dùng để nấu cháo.

- Thịt cá rửa sạch và cắt miếng vừa ăn

- Sò điệp rửa sạch bằng giấm thanh cùng một chút muối để trắng thịt và dai.
- Hành khô băm nhuyễn, ướp vào cá và sò điệp với một ít muối, bột ngọt, hạt tiêu phù hợp với khẩu vị. Ướp cá và sò điệp trong 30 phút để ngấm gia vị.

- Cho dầu ăn vào chảo xào cá và sò điệp đến khi chín tới.

- Gạo để nấu cháo được chia với tỷ lệ: 1/3 là gạo nếp, 2/3 là gạo tám thơm. Gạo đem rang lên. Sau khi rang chín, cho gạo vào nồi cùng nước luộc ngao, hàu và 1 lít nước lạnh để nấu cháo. Ðun nồi cháo với độ lửa vừa, hớt bọt đến khi hột gạo nở đều và thơm mùi gạo rang.

- Khi cháo nhừ, cho 3 muỗng canh súp gà cho thật vừa ăn rồi trộn phần tôm, mực, cua, ngao… đã luộc chín cùng phần cá và sò điệp vừa xào vào nồi. Lúc này cho lửa nhỏ lại và khuấy đều để không bị cháy nồi.

- Gừng thái chỉ. Hành và rau mùi thái nhỏ.

- Bày cháo ta bát và thêm hành, rau mùi, gừng, hạt tiêu.

Bạn nên thưởng thức khi cháo còn nóng. Bạn có thể ăn cùng chanh để món cháo đậm đà hương vị.

Công dụng của món ăn

Hải sản giàu axit béo omega 3, protein, sắt, canxi, rất hữu ích cho thực đơn dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai. Nghêu, Sò, Hàu,… có tác dụng hoạt tràng thông khí, làm mát gan, giải độc. Đặc biệt, ăn cháo khi nóng giúp bạn ra nhiều mồ hôi và có tác dụng giải cảm.

Theo Eva
Đọc thêm..
Bún riêu có hai loại, riêu cua hay riêu tôm khô. Nấu bằng loại nào thì thịt cua hay tôm cũng sẽ nổi thành tảng phía trên thành. Nếu nấu vụng, thịt cua hay tôm sẽ vỡ hay chìm, không ngon. Tôi chưa nghe ai xào riêu cả, chỉ có xào cà chua để cho vào nồi riêu thôi.

Bạn làm theo cả hai cách nhé :

1. Bún riêu cua

Nguyên liệu:

• 1kg cua đồng hay con cáy (có người gọi là con xuồi xuội, có mầu đỏ, thân nhỏ, càng dài và thanh hơn cua đồng. Giá con cáy rẻ hơn nhưng vị ngọt sau khi nấu như nhau)

• 3 lít nước

• 1kg cà chua, mắm tôm, muối, đường, dầu ăn
Bún Riêu Cua
Thực hiện:

Cua đồng tách bỏ mai, rửa thật sạch, để ráo, giã hay xay nát. Cho khoảng 500ml nước vào, nhồi thật kỹ cho ra hết thịt cua. Lược vỏ, lại cho thêm nước vào nhồi tiếp, khoảng 3 lần là sạch. Dùng tay khuấy đều, thấy không có vỏ cua lắng đưới đáy thau là được.

Cho vào nồi một ít muối, quấy đều, Đặt lên bếp đun nhỏ lửa, thịt cua sẽ nổi lên từ từ thành từng tảng. Khi nồi nước bắt đầu sôi lăn tăn và thịt cua bắt đầu nổi lên thì cho vào một ít mắm tôm.

Cà chua xào chín tới, đừng chín mềm, mất ngon. Nêm nứơc mắm, muối, đường.

Vớt thịt cua cho vào tô để riêng, cho cà chua vào nồi, nêm lại gia vị vừa ăn.

Khi ăn làm nóng nồi nước dùng, cho bún vào tô, cho thịt cua, múc nước chan vào tô, rắc hành, ngò. Dọn ăn kèm rau kinh giới, húng cây, xà lách cắt nhỏ, rau muống chẻ, giá và dĩ nhiên phải kèm thêm chút mắm tôm sống mới ngon.

 Tham Khảo thêm Video hướng dẫn :


Bún Riêu Cua ( Video hướng dẫn )

Bún riêu có hai loại, riêu cua hay riêu tôm khô. Nấu bằng loại nào thì thịt cua hay tôm cũng sẽ nổi thành tảng phía trên thành. Nếu nấu vụng, thịt cua hay tôm sẽ vỡ hay chìm, không ngon. Tôi chưa nghe ai xào riêu cả, chỉ có xào cà chua để cho vào nồi riêu thôi.

Bạn làm theo cả hai cách nhé :

1. Bún riêu cua

Nguyên liệu:

• 1kg cua đồng hay con cáy (có người gọi là con xuồi xuội, có mầu đỏ, thân nhỏ, càng dài và thanh hơn cua đồng. Giá con cáy rẻ hơn nhưng vị ngọt sau khi nấu như nhau)

• 3 lít nước

• 1kg cà chua, mắm tôm, muối, đường, dầu ăn
Bún Riêu Cua
Thực hiện:

Cua đồng tách bỏ mai, rửa thật sạch, để ráo, giã hay xay nát. Cho khoảng 500ml nước vào, nhồi thật kỹ cho ra hết thịt cua. Lược vỏ, lại cho thêm nước vào nhồi tiếp, khoảng 3 lần là sạch. Dùng tay khuấy đều, thấy không có vỏ cua lắng đưới đáy thau là được.

Cho vào nồi một ít muối, quấy đều, Đặt lên bếp đun nhỏ lửa, thịt cua sẽ nổi lên từ từ thành từng tảng. Khi nồi nước bắt đầu sôi lăn tăn và thịt cua bắt đầu nổi lên thì cho vào một ít mắm tôm.

Cà chua xào chín tới, đừng chín mềm, mất ngon. Nêm nứơc mắm, muối, đường.

Vớt thịt cua cho vào tô để riêng, cho cà chua vào nồi, nêm lại gia vị vừa ăn.

Khi ăn làm nóng nồi nước dùng, cho bún vào tô, cho thịt cua, múc nước chan vào tô, rắc hành, ngò. Dọn ăn kèm rau kinh giới, húng cây, xà lách cắt nhỏ, rau muống chẻ, giá và dĩ nhiên phải kèm thêm chút mắm tôm sống mới ngon.

 Tham Khảo thêm Video hướng dẫn :


Đọc thêm..
Dưới đây là một số cách giúp bạn khử được mùi tanh của cá. Hãy cùng tham khảo nhé!
Khử mùi tanh của cá, đơn giản thôi!
Cách 1: Dùng chanh tươi vắt lấy nước, ngâm cá khoảng vài phút sau đó làm sạch như bình thường. Cá sẽ sạch nhớt và không bị tanh.

Lưu ý: Không nên ngâm cá quá lâu sẽ mất vị tươi của cá. 

Cách 2: Khi bạn sơ chế các loại cá da trơn như basa, lươn, bạn dùng một ít nước nóng đổ vào con cá rồi cạo sạch nhớt. Đảm bảo cá rất sạch mà không còn mùi tanh.

Cách 3: Khi làm cá bạn cần mổ bỏ lòng, mang, đánh vảy, cắt vây, bỏ màng đen trong bụng. Nên rửa kỹ 2-3 lần và ngâm vào nước vo gạo sau đó rửa sạch và để ráo trước khi nấu.
Cách 4: Đối với cá sông ngoài mùi tanh của cá còn có mùi tanh của bùn, bạn muốn khử mùi này bằng cách dùng nước muối để rửa và dùng muối xát lên cá rồi ngâm cá vào nước sạch có pha thêm một ít giấm khi chế biến cá sẽ không còn mùi tanh.

Cách 5: Trước khi chế biến cá nước ngọt, bạn nên ngâm cá với rượu nếp một lúc như vậy mùi tanh sẽ hết. Hoặc cá sau khi đã mổ và làm sạch xong, bạn dùng rượu nho đỏ để ướp một lúc, mùi thơm của rượu sẽ làm cá hết mùi tanh.

Cách 6: Ngoài cách ngâm với rượu bạn có thể ngâm cùng với một ít sữa bò, như vậy sau khi ngâm xong cá vừa hết mùi tanh lại vừa tăng thêm độ tươi của cá.

Cách 7: Khi làm cá, tay ta thường có mùi tanh. Để khử hết mùi tanh này, ta chỉ cần dùng một ít thuốc đánh răng hoặc rượu trắng để rửa, mùi tanh sẽ hết.

Theo Eva

Khử mùi tanh của cá, đơn giản thôi!

Dưới đây là một số cách giúp bạn khử được mùi tanh của cá. Hãy cùng tham khảo nhé!
Khử mùi tanh của cá, đơn giản thôi!
Cách 1: Dùng chanh tươi vắt lấy nước, ngâm cá khoảng vài phút sau đó làm sạch như bình thường. Cá sẽ sạch nhớt và không bị tanh.

Lưu ý: Không nên ngâm cá quá lâu sẽ mất vị tươi của cá. 

Cách 2: Khi bạn sơ chế các loại cá da trơn như basa, lươn, bạn dùng một ít nước nóng đổ vào con cá rồi cạo sạch nhớt. Đảm bảo cá rất sạch mà không còn mùi tanh.

Cách 3: Khi làm cá bạn cần mổ bỏ lòng, mang, đánh vảy, cắt vây, bỏ màng đen trong bụng. Nên rửa kỹ 2-3 lần và ngâm vào nước vo gạo sau đó rửa sạch và để ráo trước khi nấu.
Cách 4: Đối với cá sông ngoài mùi tanh của cá còn có mùi tanh của bùn, bạn muốn khử mùi này bằng cách dùng nước muối để rửa và dùng muối xát lên cá rồi ngâm cá vào nước sạch có pha thêm một ít giấm khi chế biến cá sẽ không còn mùi tanh.

Cách 5: Trước khi chế biến cá nước ngọt, bạn nên ngâm cá với rượu nếp một lúc như vậy mùi tanh sẽ hết. Hoặc cá sau khi đã mổ và làm sạch xong, bạn dùng rượu nho đỏ để ướp một lúc, mùi thơm của rượu sẽ làm cá hết mùi tanh.

Cách 6: Ngoài cách ngâm với rượu bạn có thể ngâm cùng với một ít sữa bò, như vậy sau khi ngâm xong cá vừa hết mùi tanh lại vừa tăng thêm độ tươi của cá.

Cách 7: Khi làm cá, tay ta thường có mùi tanh. Để khử hết mùi tanh này, ta chỉ cần dùng một ít thuốc đánh răng hoặc rượu trắng để rửa, mùi tanh sẽ hết.

Theo Eva
Đọc thêm..
Bạn đã thật sự biết cách luộc vịt ngon mà không bị hôi chưa? Chúng tôi sẽ mách bạn cách này cực hiệu quả nhé!
Mẹo làm thịt vịt không bị hôi
Tẩy mùi hôi của vịt

Để món vịt không bị hôi, trước khi luộc nên bóp với chút muối, tiêu, gừng đập dập, có thể cả chút rượu trắng, để chừng 30 phút rồi rửa sạch, để ráo, đem luộc. Cho một mẩu gừng đập dập vào nồi luộc.
Để thịt bớt dai

Thịt vịt thường dai hơn thịt gà, heo, vì thế muốn thịt vịt mềm, hãy thái xéo thớ thịt, thịt sẽ vừa mềm, vừa đẹp mắt.

Nếu bạn mua phải con vịt già, dai thì cũng có cách luộc làm nó mềm hơn. Đơn giản nhất là sau khi vịt chín tới, bạn không vớt ra mà tắt bếp, tiếp tục để vịt trong nồi cho đến khi nguội. Hoặc vài chục phút trước khi làm thịt vịt, bạn đổ vào miệng vịt một chén rượu. Một số người giảm độ dai cho vịt già bằng cách ướp thịt vịt bằng nước quả lê khoảng 10 phút trước khi luộc. Có người cho vào nồi luộc vài con ốc, hoặc ít tủy lợn, đun sôi lăn tăn một chút rồi tắt bếp, ngâm tiếp.

 Theo Eva

Mẹo làm thịt vịt không bị hôi

Bạn đã thật sự biết cách luộc vịt ngon mà không bị hôi chưa? Chúng tôi sẽ mách bạn cách này cực hiệu quả nhé!
Mẹo làm thịt vịt không bị hôi
Tẩy mùi hôi của vịt

Để món vịt không bị hôi, trước khi luộc nên bóp với chút muối, tiêu, gừng đập dập, có thể cả chút rượu trắng, để chừng 30 phút rồi rửa sạch, để ráo, đem luộc. Cho một mẩu gừng đập dập vào nồi luộc.
Để thịt bớt dai

Thịt vịt thường dai hơn thịt gà, heo, vì thế muốn thịt vịt mềm, hãy thái xéo thớ thịt, thịt sẽ vừa mềm, vừa đẹp mắt.

Nếu bạn mua phải con vịt già, dai thì cũng có cách luộc làm nó mềm hơn. Đơn giản nhất là sau khi vịt chín tới, bạn không vớt ra mà tắt bếp, tiếp tục để vịt trong nồi cho đến khi nguội. Hoặc vài chục phút trước khi làm thịt vịt, bạn đổ vào miệng vịt một chén rượu. Một số người giảm độ dai cho vịt già bằng cách ướp thịt vịt bằng nước quả lê khoảng 10 phút trước khi luộc. Có người cho vào nồi luộc vài con ốc, hoặc ít tủy lợn, đun sôi lăn tăn một chút rồi tắt bếp, ngâm tiếp.

 Theo Eva
Đọc thêm..
Ngày mang bầu, mình vẫn chén cật lực 3 quả trứng vịt lộn/ ngày cơ. Cún sinh ra trộm vía phát triển rất tốt và đặc biệt là có đôi mắt rất đẹp, nước da trắng hồng.
Ăn trứng vịt lộn, da con càng trắng
Hôm trước mình đọc được một bài của một mẹ viết: mẹ bạn ấy bảo bà bầu ăn trứng vịt lộn khi thì con sẽ đen, mắt lồi và nhiều lông tóc mà thấy buồn cười quá. Bỗng nhiên mình nhớ lại hồi mình mang bầu cách đây 6 năm về trước.

Ngày đấy, mình nghén ngẩm nặng khi mang bầu bé Cún. Suốt hơn 9 tháng mang thai, mình không biết đến hột cơm là gì. Vì cứ chỉ cần mở nồi cơm lên, hoặc thậm chí khi cơm chín có mùi thơm của gạo là mình đã buồn nôn quá thể. Thế là lúc nào của độc chiến cháo hến, cháo trai, miến ngan, chè và đặc biệt là trứng vịt lộn suốt cả thai kỳ.

Lúc đó, mình cũng nghe nhiều lời đồn thổi cho rằng ăn trứng vịt lộn khi mang bầu sẽ không tốt. Đại loại là khi mẹ ăn thì con sinh ra da dẻ không được trắng, mắt lại bị lồi ra và người thì nhiều lông tóc hơn bình thường.
Tuy nhiên, ngay lúc ấy mình cũng hiểu được ra rằng việc bà bầu ăn trứng vịt lộn ảnh hưởng đến con là thông tin không có cơ sở khoa học nào hết, chỉ mãi là lời đồn thổi khó tin thôi.

Còn nhớ mình đã đọc rất nhiều tài liệu và bài báo khoa học đã chứng minh rằng trong các loại trứng gia cầm thì trứng gà, trứng cút là tốt nhất. Và trứng vịt lộn thì càng có nhiều chất dinh dưỡng. Nếu ăn trứng vịt lộn thường xuyên khi mang bầu sẽ bồi bổ cơ thể của cả mẹ và bé rất tốt.

Vì thế, ngay từ hồi mình mang bầu, mình vẫn chén cật lực ngày 3 quả trứng vịt lộn mà vẫn còn thòm thèm cơ. Vì sợ ăn nhiều trứng thừa chất nên mình chẳng dám ăn thêm trứng gà cũng như chưa hề ăn một cái trứng ngỗng làm phép như duy tâm khuyên đâu.

Thế mà tất cả vẫn ổn, không có vấn đề gì hết. Bé Cún nhà mình sinh ra trộm vía phát triển rất tốt và đặc biệt là con có đôi mắt rất đẹp, nước da thì trắng hồng. Ai nhìn cũng phải khen và yêu Cún.

Vì thế, nếu chị em nào đang mang bầu mà lo sợ ăn trứng vịt lộn con phát triển này nọ thì cứ yên tâm mà ăn nhé. Các mẹ đừng quá lăn tăn trước một món ăn bổ dưỡng như thế.
Bản thân mình nhận thấy, ăn trứng vịt lộn rất bổ và tốt cho các phụ nữ mang bầu. Do đó, nếu đã chán ăn trứng vịt lộn luộc, chị em có thể xào me hoặc tần với ngải cứu cũng ngon lắm ấy. Về quê chồng, mình thấy bà bầu nào cũng thích ăn trứng vịt lộn lắm.

Chỉ xin lưu ý với các chị em là, khi ăn trứng vịt lộn thì chỉ nên ăn trứng vịt lộn không thôi nhé. Tuyệt đối đừng ăn kèm rau răm trong bát trứng bởi vì nhiều nghiên cứu đã chứng minh, rau răm có chất gì đó không tốt cho phụ nữ mang thai đâu.

Nhất là trong mấy tháng đầu, rau răm còn có thể gây sảy thai nữa đấy nếu bà bầu nào có cơ địa yếu và dây chằng lỏng lẻo.

Có lẽ vì mình đã ăn trứng vịt lộn quá nhiều lúc bầu bí mà cho tới giờ sau 6 năm sinh Cún xong, mình nhìn thấy trứng vịt lộn cứ dửng dưng, không thèm quay quắt như trước đây.

Nói chung mình muốn nhắn nhủ với các mẹ là lúc bầu bí thấy cái gì ngon miệng các mẹ cứ ăn thoải mái. Điều này không ngoại trừ cả bà bầu ăn trứng vịt lộn lúc mang thai vì con sinh ra chẳng sao cả, vẫn trắng bóc và mạnh khỏe như thường.

Theo Eva

Ăn trứng vịt lộn, da con càng trắng

Ngày mang bầu, mình vẫn chén cật lực 3 quả trứng vịt lộn/ ngày cơ. Cún sinh ra trộm vía phát triển rất tốt và đặc biệt là có đôi mắt rất đẹp, nước da trắng hồng.
Ăn trứng vịt lộn, da con càng trắng
Hôm trước mình đọc được một bài của một mẹ viết: mẹ bạn ấy bảo bà bầu ăn trứng vịt lộn khi thì con sẽ đen, mắt lồi và nhiều lông tóc mà thấy buồn cười quá. Bỗng nhiên mình nhớ lại hồi mình mang bầu cách đây 6 năm về trước.

Ngày đấy, mình nghén ngẩm nặng khi mang bầu bé Cún. Suốt hơn 9 tháng mang thai, mình không biết đến hột cơm là gì. Vì cứ chỉ cần mở nồi cơm lên, hoặc thậm chí khi cơm chín có mùi thơm của gạo là mình đã buồn nôn quá thể. Thế là lúc nào của độc chiến cháo hến, cháo trai, miến ngan, chè và đặc biệt là trứng vịt lộn suốt cả thai kỳ.

Lúc đó, mình cũng nghe nhiều lời đồn thổi cho rằng ăn trứng vịt lộn khi mang bầu sẽ không tốt. Đại loại là khi mẹ ăn thì con sinh ra da dẻ không được trắng, mắt lại bị lồi ra và người thì nhiều lông tóc hơn bình thường.
Tuy nhiên, ngay lúc ấy mình cũng hiểu được ra rằng việc bà bầu ăn trứng vịt lộn ảnh hưởng đến con là thông tin không có cơ sở khoa học nào hết, chỉ mãi là lời đồn thổi khó tin thôi.

Còn nhớ mình đã đọc rất nhiều tài liệu và bài báo khoa học đã chứng minh rằng trong các loại trứng gia cầm thì trứng gà, trứng cút là tốt nhất. Và trứng vịt lộn thì càng có nhiều chất dinh dưỡng. Nếu ăn trứng vịt lộn thường xuyên khi mang bầu sẽ bồi bổ cơ thể của cả mẹ và bé rất tốt.

Vì thế, ngay từ hồi mình mang bầu, mình vẫn chén cật lực ngày 3 quả trứng vịt lộn mà vẫn còn thòm thèm cơ. Vì sợ ăn nhiều trứng thừa chất nên mình chẳng dám ăn thêm trứng gà cũng như chưa hề ăn một cái trứng ngỗng làm phép như duy tâm khuyên đâu.

Thế mà tất cả vẫn ổn, không có vấn đề gì hết. Bé Cún nhà mình sinh ra trộm vía phát triển rất tốt và đặc biệt là con có đôi mắt rất đẹp, nước da thì trắng hồng. Ai nhìn cũng phải khen và yêu Cún.

Vì thế, nếu chị em nào đang mang bầu mà lo sợ ăn trứng vịt lộn con phát triển này nọ thì cứ yên tâm mà ăn nhé. Các mẹ đừng quá lăn tăn trước một món ăn bổ dưỡng như thế.
Bản thân mình nhận thấy, ăn trứng vịt lộn rất bổ và tốt cho các phụ nữ mang bầu. Do đó, nếu đã chán ăn trứng vịt lộn luộc, chị em có thể xào me hoặc tần với ngải cứu cũng ngon lắm ấy. Về quê chồng, mình thấy bà bầu nào cũng thích ăn trứng vịt lộn lắm.

Chỉ xin lưu ý với các chị em là, khi ăn trứng vịt lộn thì chỉ nên ăn trứng vịt lộn không thôi nhé. Tuyệt đối đừng ăn kèm rau răm trong bát trứng bởi vì nhiều nghiên cứu đã chứng minh, rau răm có chất gì đó không tốt cho phụ nữ mang thai đâu.

Nhất là trong mấy tháng đầu, rau răm còn có thể gây sảy thai nữa đấy nếu bà bầu nào có cơ địa yếu và dây chằng lỏng lẻo.

Có lẽ vì mình đã ăn trứng vịt lộn quá nhiều lúc bầu bí mà cho tới giờ sau 6 năm sinh Cún xong, mình nhìn thấy trứng vịt lộn cứ dửng dưng, không thèm quay quắt như trước đây.

Nói chung mình muốn nhắn nhủ với các mẹ là lúc bầu bí thấy cái gì ngon miệng các mẹ cứ ăn thoải mái. Điều này không ngoại trừ cả bà bầu ăn trứng vịt lộn lúc mang thai vì con sinh ra chẳng sao cả, vẫn trắng bóc và mạnh khỏe như thường.

Theo Eva
Đọc thêm..
“Ăn cho hai người” có phải là phương pháp tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe bà bầu?
Ăn cho hai người – Đừng lạm dụng
Hầu hết tất cả chị em mang bầu đều được mọi người khuyên nên ăn uống nhiều hơn vì đang mang trong người một em bé nữa và đương nhiên chế độ ăn cho hai người là phù hợp. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rõ quan niệm thế nào là ăn cho hai người bởi việc lạm dụng ăn quá nhiều khi mang thai không chỉ không giúp ích gì cho bạn mà còn gây hại cho chính sức khỏe thai kỳ và sự phát triển của thai nhi.

Nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng mình việc lạm dụng quan niệm ăn cho hai người có thể làm mẹ bầu tăng cân quá mức cho phép và đặt nguy cơ cao cho thai nhi.

Quan điểm ăn cho hai người của các nhà khoa học

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 3 tháng đầu mang thai, chị em không cần bồi dưỡng quá nhiều chất dinh dưỡng vào cơ thể và nếu bạn có bị ốm nghén khiến tình trạng ăn uống kém hơn thì điều này cũng không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Trong giai đoạn mang thai thứ 2 và thứ 3, chị em cần bổ sung thêm 300 calo một ngày là đủ. Điều này tương đương với việc bạn chỉ cẩn uống thêm một ly sữa bầu hoặc ăn thêm sữa chua, nước trái cây là đủ.
Béo phì – nguy cơ tiềm ẩn do “ăn cho hai người”

Theo những thống kê mới nhất, có đến 15-20% phụ nữ mang thai mắc chứng béo phì hoặc thừa cân. Bà bầu béo phì phải đối mặt với những nguy cơ nguy hiểm như bệnh tiểu đường, tiền sản giật, sảy thai và thai chết lưu…

Ngoài ra, thừa cân khi mang thai còn gây khó khăn trong việc sinh nở khiến quá trình sinh nở chậm, huyết áp cao gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Cách cung cấp dủ dinh dưỡng trong thai kỳ

Đồng ý rằng việc ăn uống trong thời gian là vô cùng quan trọng nhưng quan trọng hơn cả là việc cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Nếu mẹ bầu đang thiếu vitamin gì thì rất có thể bé cũng thiếu chất đó. Vì vậy, bà bầu cần có chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dưỡng chất.

Bạn cần hiểu rằng một chế độ ăn uống cân bằng có nghĩa là bạn phải biết chọn lựa các nhóm thực phẩm như: tinh bột, trái cây, rau, sữa, chất béo lành mạnh… để bổ sung mỗi ngày.

Dưới đây là những mách nước về một chế độ ăn cân bằng mà không lo béo phì trong thời gian bầu bí:

- Nhóm thực phẩm ưu tiên hàng đầu trong chế độ ăn bà bầu là tinh bột (cơm, ngũ cốc, bánh mì), sau đó đến rau xanh, trái cây, sữa và những sản phẩm chất béo lành mạnh.

- Đảm bảo nhận đủ vitamin mỗi ngày qua chế độ ăn uống hoặc sử dụng thêm viên thuốc bổ. Điều này cần được hướng dẫn của bác sĩ. Thông thường trong thời gian mang thai, bạn cần bổ sung thêm axit folic, sắt và canxi.

Ăn cho hai người – Đừng lạm dụng - 2
- Cung cấp protein rất cần thiết trong thời gian mang thai để em bé phát triển đầy đủ nhất. Vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung đủ 75g mỗi ngày tương đương với khoảng 2 ly sữa hoặc 200-300g thịt nạc mỗi ngày.

- Mẹ bầu cũng cần uống đủ nước (2-2,5 lít) trong suốt quá trình mang thai. Đó có thể là nước lọc hoặc các loại nước trái cây.

- Tránh xa những thực phẩm chứa nhiều chất béo không có lợi cho cơ thể và cũng để tránh tăng cân quá nhanh trong thai kỳ.

- Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày chứ không chỉ 3 bữa chính để giảm cảm giác khó chịu như nôn ói, ợ nóng và đặc biệt là cách ăn này sẽ không làm mẹ bầu tăng cân quá nhanh.

Tăng cân bao nhiêu trong thai kỳ là chuẩn?

Theo các chuyên gia khoa sản, phụ nữ mang thai cần tăng cân khoảng từ 10-12 kg là vừa đủ. Trong 3 giai đoạn thai kỳ cần phân chia mức tăng cân nặng như sau: trong ba tháng đuầ nên tăng từ 1-2kg. Giai đoạn thứ 2 nên tăng khoảng 300-400g/tuần và 3 tháng cuối thai kỳ cần tăng 1-3kg/tuần.

Theo Eva

Ăn cho hai người – Đừng lạm dụng

“Ăn cho hai người” có phải là phương pháp tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe bà bầu?
Ăn cho hai người – Đừng lạm dụng
Hầu hết tất cả chị em mang bầu đều được mọi người khuyên nên ăn uống nhiều hơn vì đang mang trong người một em bé nữa và đương nhiên chế độ ăn cho hai người là phù hợp. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rõ quan niệm thế nào là ăn cho hai người bởi việc lạm dụng ăn quá nhiều khi mang thai không chỉ không giúp ích gì cho bạn mà còn gây hại cho chính sức khỏe thai kỳ và sự phát triển của thai nhi.

Nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng mình việc lạm dụng quan niệm ăn cho hai người có thể làm mẹ bầu tăng cân quá mức cho phép và đặt nguy cơ cao cho thai nhi.

Quan điểm ăn cho hai người của các nhà khoa học

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 3 tháng đầu mang thai, chị em không cần bồi dưỡng quá nhiều chất dinh dưỡng vào cơ thể và nếu bạn có bị ốm nghén khiến tình trạng ăn uống kém hơn thì điều này cũng không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Trong giai đoạn mang thai thứ 2 và thứ 3, chị em cần bổ sung thêm 300 calo một ngày là đủ. Điều này tương đương với việc bạn chỉ cẩn uống thêm một ly sữa bầu hoặc ăn thêm sữa chua, nước trái cây là đủ.
Béo phì – nguy cơ tiềm ẩn do “ăn cho hai người”

Theo những thống kê mới nhất, có đến 15-20% phụ nữ mang thai mắc chứng béo phì hoặc thừa cân. Bà bầu béo phì phải đối mặt với những nguy cơ nguy hiểm như bệnh tiểu đường, tiền sản giật, sảy thai và thai chết lưu…

Ngoài ra, thừa cân khi mang thai còn gây khó khăn trong việc sinh nở khiến quá trình sinh nở chậm, huyết áp cao gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Cách cung cấp dủ dinh dưỡng trong thai kỳ

Đồng ý rằng việc ăn uống trong thời gian là vô cùng quan trọng nhưng quan trọng hơn cả là việc cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Nếu mẹ bầu đang thiếu vitamin gì thì rất có thể bé cũng thiếu chất đó. Vì vậy, bà bầu cần có chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dưỡng chất.

Bạn cần hiểu rằng một chế độ ăn uống cân bằng có nghĩa là bạn phải biết chọn lựa các nhóm thực phẩm như: tinh bột, trái cây, rau, sữa, chất béo lành mạnh… để bổ sung mỗi ngày.

Dưới đây là những mách nước về một chế độ ăn cân bằng mà không lo béo phì trong thời gian bầu bí:

- Nhóm thực phẩm ưu tiên hàng đầu trong chế độ ăn bà bầu là tinh bột (cơm, ngũ cốc, bánh mì), sau đó đến rau xanh, trái cây, sữa và những sản phẩm chất béo lành mạnh.

- Đảm bảo nhận đủ vitamin mỗi ngày qua chế độ ăn uống hoặc sử dụng thêm viên thuốc bổ. Điều này cần được hướng dẫn của bác sĩ. Thông thường trong thời gian mang thai, bạn cần bổ sung thêm axit folic, sắt và canxi.

Ăn cho hai người – Đừng lạm dụng - 2
- Cung cấp protein rất cần thiết trong thời gian mang thai để em bé phát triển đầy đủ nhất. Vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung đủ 75g mỗi ngày tương đương với khoảng 2 ly sữa hoặc 200-300g thịt nạc mỗi ngày.

- Mẹ bầu cũng cần uống đủ nước (2-2,5 lít) trong suốt quá trình mang thai. Đó có thể là nước lọc hoặc các loại nước trái cây.

- Tránh xa những thực phẩm chứa nhiều chất béo không có lợi cho cơ thể và cũng để tránh tăng cân quá nhanh trong thai kỳ.

- Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày chứ không chỉ 3 bữa chính để giảm cảm giác khó chịu như nôn ói, ợ nóng và đặc biệt là cách ăn này sẽ không làm mẹ bầu tăng cân quá nhanh.

Tăng cân bao nhiêu trong thai kỳ là chuẩn?

Theo các chuyên gia khoa sản, phụ nữ mang thai cần tăng cân khoảng từ 10-12 kg là vừa đủ. Trong 3 giai đoạn thai kỳ cần phân chia mức tăng cân nặng như sau: trong ba tháng đuầ nên tăng từ 1-2kg. Giai đoạn thứ 2 nên tăng khoảng 300-400g/tuần và 3 tháng cuối thai kỳ cần tăng 1-3kg/tuần.

Theo Eva
Đọc thêm..
Tùy từng giai đoạn của thai kỳ, cơ thể mẹ và bé có những thay đổi khác nhau và từ đó cũng có những nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.
'Bí kíp' ăn uống khoa học theo tuổi thai
Nắm bắt được những điều đó để đảm bảo một chế độ dinh dưỡng phù hợp, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết nhất cho sự phát triển của thai nhi là rất cần thiết.

Tuần 1 – 4

Nghiên cứu cho thấy sự phát triển của nhau thai có liên quan trực tiếp với thức ăn của mẹ, cũng như các phụ nữ có dinh dưỡng tốt sẽ xây dựng được một nhau thai khoẻ mạnh hơn. Nhau thai được xem như đường truyền dinh dưỡng giữa bạn và em bé, vì vậy sử dụng thức ăn tươi và kiêng thực phẩm đóng hộp. Ngoài ra, đây là thời gian để bỏ tất cả các chất có hại như rượu, thuốc lá và cà phê, cũng như những độc tố có thể đi qua nhau thai.

Axit folic là chất cần thiết trong thời kỳ này, và lý tưởng nhất là được bổ sung từ sáu tuần trước khi bạn thụ thai. Trong 28 ngày đầu của thai kỳ, diễn ra rất nhiều sự phân chia tế bào trong phôi thai, và ống thần kinh của bé cũng đang phát triển. Axit folic làm giảm nguy cơ nứt đốt sống, dị tật bẩm sinh, sẩy thai và sinh thấp cân. Hãy ăn các loại thực phẩm dồi dào axit folic bao gồm: bánh mì, ngũ cốc, súp lơ xanh, rau bina, măng tây, đậu lăng, đậu đen, các loại hạt (như vừng, đậu phộng), thịt gà, vịt, thịt bò, gan, cam (hoặc bưởi)… Bên cạnh đó, bạn vẫn cần bổ sung ít nhất 400mcg mỗi ngày bằng thuốc viên trong suốt thời kỳ mang thai của bạn, vì rất khó có đủ axit folic trong thức ăn.

Tuần 5 – 12

Trong tháng thứ hai, bạn có thể bắt đầu cảm thấy buồn nôn và nghén hoặc thèm những loại thức ăn nhất định. Hãy tin tưởng bản năng của bạn về điều này, có thể bạn chỉ thèm những gì em bé của bạn đang cần, ví dụ như thèm thịt bò, có thể bé cần chất sắt, thèm sữa nghĩa là bé cần canxi. Bạn có thể làm giảm bớt những ảnh hưởng của ốm nghén bằng cách tăng cường kẽm và vitamin B6. Hãy nhấm nháp trà gừng và ăn lai rai các loại hạt.

Cảm thấy kiệt sức là vấn đề chính trong thời gian này, và nó không đáng ngạc nhiên với tất cả những gì đang xảy ra bên trong bạn. Để giảm bớt cảm giác mệt mỏi, hãy chuyển thực đơn từ tất cả các loại thực phẩm tinh chế như bánh mì trắng, gạo và mì ống sang bánh mì nguyên cám, và gạo nguyên cám, giúp cân bằng lượng đường trong máu. Thực phẩm nguyên cám có hàm lượng chất xơ cao và vẫn còn nguyên vitamin B vì không bị mất đi trong quá trình xay xát, đánh bóng gạo. Tránh các loại thực phẩm ngọt và thức uống có caffeine, và cố gắng ăn mỗi bốn tiếng đồng hồ. Uống nhiều chất lỏng, kể cả nước ngọt và nước rau quả ép. Và nhớ tranh thủ ngủ trưa bất cứ khi nào bạn có thể.
Tuần 13 – 16

Trong khi 12 tuần đầu tiên tập trung chủ yếu vào việc phát triển các cơ quan, xương, mô và các tế bào, ba tháng tiếp theo chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của bé. Bạn phải ăn thêm khoảng 300 calo mỗi ngày để hỗ trợ bé – tương đương với một quả táo, một mẩu bánh mì nguyên cám và một ly sữa. Bạn có thể tăng cân trung bình khoảng 0,5kg một tuần.

Bạn có thể bị táo bón bất cứ lúc nào trong thai kỳ, bởi những kích thích tố làm chậm sự chuyển động của thức ăn trong ruột của bạn, để có thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn từ thực phẩm. Phần khác, khi em bé bắt đầu phát triển trong giai đoạn này, bé có thể bắt đầu gây áp lực lên ruột của bạn.

Vì vậy bạn cần ăn nhiều loại thực phẩm có chất xơ, uống ít nhất tám ly nước mỗi ngày, tập thể dục nhẹ nhàng như bơi lội hoặc đi bộ và tránh caffeine vì nó khử nước trong cơ thể. Nếu tình trạng táo bón không cải thiện, hãy ngâm một thìa hạt lanh trong nước, để qua đêm và uống nước đó mỗi sáng cho đến khi các triệu chứng trôi qua.

Tuần 17 – 24

Các giác quan của bé đang phát triển. Thính giác phát triển lúc 16 tuần, mặc dù cấu trúc tai vẫn chưa hoàn chỉnh cho đến tuần thứ 24, và vào cuối giai đoạn này mắt bé bắt đầu hé mở. Vitamin A có vai trò quan trọng trong phát triển thị giác và thính giác. Các nguồn thực vật của vitamin A, được gọi là betacarotene, là an toàn nhất. Vì vậy, lúc này cần thêm cà rốt và ớt vàng vào thực đơn của bạn.

Tuần 25 – 28

Đến cuối quý thứ hai, tử cung của bạn mở rộng không gian và lấn chỗ hệ thống tiêu hoá, ép lên dạ dày của bạn. Đây là lý do khiến 80% phụ nữ mang thai bị ợ nóng.

Thông thường, các loại thực phẩm được tiêu hoá bởi axit trong dạ dày rồi di chuyển xuống ruột. Thay vào đó, do áp lực của thai nhi nên dịch axit có thể di chuyển lên thực quản, gây ra cảm giác bỏng rát trong lồng ngực của bạn. Để tránh tình trạng tăng nặng thêm, hãy chia nhỏ các bữa ăn và ăn thường xuyên hơn, tránh những món cay hoặc béo, đồ uống có gas, thịt hộp, rượu và càphê.

Cố gắng ăn bữa tối ít nhất ba tiếng trước khi đi ngủ và nhai chậm. Kê đầu cao khi ngủ cũng là một ý tưởng tốt, vì điều này giúp ngăn ngừa các chất tiêu hoá trong dạ dày của bạn di chuyển về phía thực quản.
Tuần 29 – 34

Càng ngày bạn càng phải chuyển nhiều hơn các chất dinh dưỡng cho bé, từ các axit béo cần thiết cho não của bé phát triển, cho đến nhiều canxi hơn cho xương, răng và nhiều sắt hơn để bảo vệ bé chống lại bệnh thiếu máu sau khi sinh.

Điều quan trọng trong thời gian này là tiếp tục một chế độ ăn uống dinh dưỡng cao, nếu không cơ thể sẽ chuyển tất cả cho em bé, khiến bạn cảm thấy kiệt sức. Bổ sung vào thực đơn dầu cá, các loại hạt, thịt nạc đỏ, đậu, rau lá màu xanh đậm và sữa chua tự nhiên.

Em bé của bạn sẽ tăng gấp đôi kích thước và sẽ đòi hỏi thêm calo từ bạn. Vì vậy, bạn nên tiếp tục ăn thêm khoảng 300 calo mỗi ngày. Duy trì trọng lượng ổn định cho mẹ là điều cần thiết, nhưng tăng cân quá ít có thể dẫn đến rủi ro là em bé bị sinh thiếu tháng. Ngược lại, tăng cân quá nhiều cũng là không nên. Đây là thời gian các tế bào mỡ được hình thành và nếu phải hấp thu quá nhiều chất béo dư thừa từ mẹ, em bé của bạn có thể sẽ phải chiến đấu với những vấn đề sức khoẻ trong cuộc sống sau này. Hãy coi chừng chất béo trong bánh kem cũng như bánh quy, và nhớ rằng đường sẽ chuyển thành chất béo. Vì vậy, khi bạn ăn, tốt nhất để lựa chọn trái cây tươi, các loại hạt, và ngũ cốc.

Tuần 35 – 40

Sự tiêu hao năng lượng trong quá trình sinh nở được so sánh với một cuộc chạy marathon. Hãy chuẩn bị từ hai tuần trước ngày dự sinh bằng cách bổ sung nguồn carbohydrates với gạo nguyên cám, rau củ và bánh mì nguyên cám, vì đây là những nguồn năng lượng chính của cơ thể.

Đến cuối thai kỳ này bé nặng chừng 3kg, nhưng bạn có thể đã tăng khoảng 14kg. Đừng lo lắng về số cân dư! Hầu hết trọng lượng còn lại là chất lỏng, khối lượng máu tăng và nhau thai. Một ít chất béo dư thừa trong cơ thể mẹ lúc này cũng là cần thiết để chuẩn bị cho con bú sữa mẹ – sự khởi đầu tốt nhất mà em bé của bạn có thể có trong cuộc sống.

Theo Eva

'Bí kíp' ăn uống khoa học theo tuổi thai

Tùy từng giai đoạn của thai kỳ, cơ thể mẹ và bé có những thay đổi khác nhau và từ đó cũng có những nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.
'Bí kíp' ăn uống khoa học theo tuổi thai
Nắm bắt được những điều đó để đảm bảo một chế độ dinh dưỡng phù hợp, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết nhất cho sự phát triển của thai nhi là rất cần thiết.

Tuần 1 – 4

Nghiên cứu cho thấy sự phát triển của nhau thai có liên quan trực tiếp với thức ăn của mẹ, cũng như các phụ nữ có dinh dưỡng tốt sẽ xây dựng được một nhau thai khoẻ mạnh hơn. Nhau thai được xem như đường truyền dinh dưỡng giữa bạn và em bé, vì vậy sử dụng thức ăn tươi và kiêng thực phẩm đóng hộp. Ngoài ra, đây là thời gian để bỏ tất cả các chất có hại như rượu, thuốc lá và cà phê, cũng như những độc tố có thể đi qua nhau thai.

Axit folic là chất cần thiết trong thời kỳ này, và lý tưởng nhất là được bổ sung từ sáu tuần trước khi bạn thụ thai. Trong 28 ngày đầu của thai kỳ, diễn ra rất nhiều sự phân chia tế bào trong phôi thai, và ống thần kinh của bé cũng đang phát triển. Axit folic làm giảm nguy cơ nứt đốt sống, dị tật bẩm sinh, sẩy thai và sinh thấp cân. Hãy ăn các loại thực phẩm dồi dào axit folic bao gồm: bánh mì, ngũ cốc, súp lơ xanh, rau bina, măng tây, đậu lăng, đậu đen, các loại hạt (như vừng, đậu phộng), thịt gà, vịt, thịt bò, gan, cam (hoặc bưởi)… Bên cạnh đó, bạn vẫn cần bổ sung ít nhất 400mcg mỗi ngày bằng thuốc viên trong suốt thời kỳ mang thai của bạn, vì rất khó có đủ axit folic trong thức ăn.

Tuần 5 – 12

Trong tháng thứ hai, bạn có thể bắt đầu cảm thấy buồn nôn và nghén hoặc thèm những loại thức ăn nhất định. Hãy tin tưởng bản năng của bạn về điều này, có thể bạn chỉ thèm những gì em bé của bạn đang cần, ví dụ như thèm thịt bò, có thể bé cần chất sắt, thèm sữa nghĩa là bé cần canxi. Bạn có thể làm giảm bớt những ảnh hưởng của ốm nghén bằng cách tăng cường kẽm và vitamin B6. Hãy nhấm nháp trà gừng và ăn lai rai các loại hạt.

Cảm thấy kiệt sức là vấn đề chính trong thời gian này, và nó không đáng ngạc nhiên với tất cả những gì đang xảy ra bên trong bạn. Để giảm bớt cảm giác mệt mỏi, hãy chuyển thực đơn từ tất cả các loại thực phẩm tinh chế như bánh mì trắng, gạo và mì ống sang bánh mì nguyên cám, và gạo nguyên cám, giúp cân bằng lượng đường trong máu. Thực phẩm nguyên cám có hàm lượng chất xơ cao và vẫn còn nguyên vitamin B vì không bị mất đi trong quá trình xay xát, đánh bóng gạo. Tránh các loại thực phẩm ngọt và thức uống có caffeine, và cố gắng ăn mỗi bốn tiếng đồng hồ. Uống nhiều chất lỏng, kể cả nước ngọt và nước rau quả ép. Và nhớ tranh thủ ngủ trưa bất cứ khi nào bạn có thể.
Tuần 13 – 16

Trong khi 12 tuần đầu tiên tập trung chủ yếu vào việc phát triển các cơ quan, xương, mô và các tế bào, ba tháng tiếp theo chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của bé. Bạn phải ăn thêm khoảng 300 calo mỗi ngày để hỗ trợ bé – tương đương với một quả táo, một mẩu bánh mì nguyên cám và một ly sữa. Bạn có thể tăng cân trung bình khoảng 0,5kg một tuần.

Bạn có thể bị táo bón bất cứ lúc nào trong thai kỳ, bởi những kích thích tố làm chậm sự chuyển động của thức ăn trong ruột của bạn, để có thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn từ thực phẩm. Phần khác, khi em bé bắt đầu phát triển trong giai đoạn này, bé có thể bắt đầu gây áp lực lên ruột của bạn.

Vì vậy bạn cần ăn nhiều loại thực phẩm có chất xơ, uống ít nhất tám ly nước mỗi ngày, tập thể dục nhẹ nhàng như bơi lội hoặc đi bộ và tránh caffeine vì nó khử nước trong cơ thể. Nếu tình trạng táo bón không cải thiện, hãy ngâm một thìa hạt lanh trong nước, để qua đêm và uống nước đó mỗi sáng cho đến khi các triệu chứng trôi qua.

Tuần 17 – 24

Các giác quan của bé đang phát triển. Thính giác phát triển lúc 16 tuần, mặc dù cấu trúc tai vẫn chưa hoàn chỉnh cho đến tuần thứ 24, và vào cuối giai đoạn này mắt bé bắt đầu hé mở. Vitamin A có vai trò quan trọng trong phát triển thị giác và thính giác. Các nguồn thực vật của vitamin A, được gọi là betacarotene, là an toàn nhất. Vì vậy, lúc này cần thêm cà rốt và ớt vàng vào thực đơn của bạn.

Tuần 25 – 28

Đến cuối quý thứ hai, tử cung của bạn mở rộng không gian và lấn chỗ hệ thống tiêu hoá, ép lên dạ dày của bạn. Đây là lý do khiến 80% phụ nữ mang thai bị ợ nóng.

Thông thường, các loại thực phẩm được tiêu hoá bởi axit trong dạ dày rồi di chuyển xuống ruột. Thay vào đó, do áp lực của thai nhi nên dịch axit có thể di chuyển lên thực quản, gây ra cảm giác bỏng rát trong lồng ngực của bạn. Để tránh tình trạng tăng nặng thêm, hãy chia nhỏ các bữa ăn và ăn thường xuyên hơn, tránh những món cay hoặc béo, đồ uống có gas, thịt hộp, rượu và càphê.

Cố gắng ăn bữa tối ít nhất ba tiếng trước khi đi ngủ và nhai chậm. Kê đầu cao khi ngủ cũng là một ý tưởng tốt, vì điều này giúp ngăn ngừa các chất tiêu hoá trong dạ dày của bạn di chuyển về phía thực quản.
Tuần 29 – 34

Càng ngày bạn càng phải chuyển nhiều hơn các chất dinh dưỡng cho bé, từ các axit béo cần thiết cho não của bé phát triển, cho đến nhiều canxi hơn cho xương, răng và nhiều sắt hơn để bảo vệ bé chống lại bệnh thiếu máu sau khi sinh.

Điều quan trọng trong thời gian này là tiếp tục một chế độ ăn uống dinh dưỡng cao, nếu không cơ thể sẽ chuyển tất cả cho em bé, khiến bạn cảm thấy kiệt sức. Bổ sung vào thực đơn dầu cá, các loại hạt, thịt nạc đỏ, đậu, rau lá màu xanh đậm và sữa chua tự nhiên.

Em bé của bạn sẽ tăng gấp đôi kích thước và sẽ đòi hỏi thêm calo từ bạn. Vì vậy, bạn nên tiếp tục ăn thêm khoảng 300 calo mỗi ngày. Duy trì trọng lượng ổn định cho mẹ là điều cần thiết, nhưng tăng cân quá ít có thể dẫn đến rủi ro là em bé bị sinh thiếu tháng. Ngược lại, tăng cân quá nhiều cũng là không nên. Đây là thời gian các tế bào mỡ được hình thành và nếu phải hấp thu quá nhiều chất béo dư thừa từ mẹ, em bé của bạn có thể sẽ phải chiến đấu với những vấn đề sức khoẻ trong cuộc sống sau này. Hãy coi chừng chất béo trong bánh kem cũng như bánh quy, và nhớ rằng đường sẽ chuyển thành chất béo. Vì vậy, khi bạn ăn, tốt nhất để lựa chọn trái cây tươi, các loại hạt, và ngũ cốc.

Tuần 35 – 40

Sự tiêu hao năng lượng trong quá trình sinh nở được so sánh với một cuộc chạy marathon. Hãy chuẩn bị từ hai tuần trước ngày dự sinh bằng cách bổ sung nguồn carbohydrates với gạo nguyên cám, rau củ và bánh mì nguyên cám, vì đây là những nguồn năng lượng chính của cơ thể.

Đến cuối thai kỳ này bé nặng chừng 3kg, nhưng bạn có thể đã tăng khoảng 14kg. Đừng lo lắng về số cân dư! Hầu hết trọng lượng còn lại là chất lỏng, khối lượng máu tăng và nhau thai. Một ít chất béo dư thừa trong cơ thể mẹ lúc này cũng là cần thiết để chuẩn bị cho con bú sữa mẹ – sự khởi đầu tốt nhất mà em bé của bạn có thể có trong cuộc sống.

Theo Eva
Đọc thêm..
Vị giòn giòn của ốc, vị thơm của lá lốt lẫn nấm hương giúp bữa cơm cuối tuần thêm thú vị...
Chả ốc lá lốt
Nguyên liệu:

- Ốc bươu: 300 g
- Thịt lợn: 100 g
- Mọc nhĩ, nấm hương
- Lá lốt
- Gia vị: Hạt nêm, mì chính, nước mắm.
Cách làm:

Bước 1: Ốc làm sạch, thái nhỏ; thịt băm nhuyễn; ngâm mọc nhĩ, nấm hương rồi thái nhỏ, một ít lá lốt non, hành hoa thái nhỏ. Cho vào bát tô.
Bước 2: Thêm một chút gia vị và trộn đều các hỗn hợp.
Bước 3: Xào chín nhân với một chút dầu ăn.
Bước 4: Trải lá lốt ra đĩa cho một ít nhân vào giữa rồi cuộn tròn lại. Cuộn cho đến khi hết nhân thì thôi.
Bước 5: Làm nóng chảo rồi rán chả lá lốt đến khi vàng hai mặt là được.
Chúc các bạn và gia đình ngon miệng với món chả ốc lá lốt mới trong những bữa cơm cuối tuần này nhé!

Theo Eva

Chả ốc lá lốt

Vị giòn giòn của ốc, vị thơm của lá lốt lẫn nấm hương giúp bữa cơm cuối tuần thêm thú vị...
Chả ốc lá lốt
Nguyên liệu:

- Ốc bươu: 300 g
- Thịt lợn: 100 g
- Mọc nhĩ, nấm hương
- Lá lốt
- Gia vị: Hạt nêm, mì chính, nước mắm.
Cách làm:

Bước 1: Ốc làm sạch, thái nhỏ; thịt băm nhuyễn; ngâm mọc nhĩ, nấm hương rồi thái nhỏ, một ít lá lốt non, hành hoa thái nhỏ. Cho vào bát tô.
Bước 2: Thêm một chút gia vị và trộn đều các hỗn hợp.
Bước 3: Xào chín nhân với một chút dầu ăn.
Bước 4: Trải lá lốt ra đĩa cho một ít nhân vào giữa rồi cuộn tròn lại. Cuộn cho đến khi hết nhân thì thôi.
Bước 5: Làm nóng chảo rồi rán chả lá lốt đến khi vàng hai mặt là được.
Chúc các bạn và gia đình ngon miệng với món chả ốc lá lốt mới trong những bữa cơm cuối tuần này nhé!

Theo Eva
Đọc thêm..